Thủ Tục Giải Thể Hợp Tác Xã Tự Nguyện (Thủ Tục 2024)

Cùng với việc thành lập và phát triển hoạt động, giải thể hợp tác xã là một trong những thủ tục mà các chủ thể đồng sáng lập ra hợp tác xã tiến hành thực hiện lên hợp tác xã, nhưng không nhằm tạo dựng hay duy trì - mà nhằm chấm dứt sự tồn tại của hợp tác xã, trên giấy tờ và cả trên thực tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc thực hiện các thủ tục nhằm giải thể hợp tác xã (trong đó có giải thể tự nguyện) thường khó khăn và gây tốn kém. Với bài viết dưới đây, ACC hân hạnh cung cấp đến quý khách hàng những thông tin pháp lý cũng như dịch vụ Thủ tục giải thể hợp tác xã tự nguyện, cập nhật quy định 2023.

Thủ Tục Giải Thể Hợp Tác Xã Tự Nguyện
Thủ Tục Giải Thể Hợp Tác Xã Tự Nguyện

1. Hợp tác xã theo quy định của pháp luật doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam. Trong pháp luật Việt Nam, hợp tác xã là chế định tồn tại song hành cùng với chế định về doanh nghiệp, được điều chỉnh bởi Luật Hợp tác xã.

Tương tự với việc thành lập hay giải thể doanh nghiệp, việc thành lập hay giải thể hợp tác xã cũng đều phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

2. Hợp tác xã giải thể trong những trường hợp nào?

Cũng như giải thể các loại hình doanh nghiệp, giải thể hợp tác xã là chấm dứt hoạt động của hợp tác xã theo một thủ tục hành chính, do Ủy ban nhân dân đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký tiền hành. Có hai trường hợp giải thể hợp tác xã, đó là:

Giải thể tự nguyện: Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện;

Giải thể bắt buộc: Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
  • Theo quyết định của Tòa án

Như vậy, giải thể tự nguyện là một trong các trường hợp để tiến hành giải thể hợp tác xã. Việc giải thể này hoàn toàn dựa trên ý chí của các thành viên hợp tác xã, không do ảnh hưởng từ cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên việc tiến hành giải thể hợp tác xã tự nguyện phải dựa trên trình tự, thủ tục do luật định.

3. Các cơ quan có thẩm quyền liên quan về thủ tục giải thể hợp tác xã:

Các cơ quan có thẩm quyền liên quan trong việc thực hiện thủ tục giải thể hợp tác xã bao gồm:

  • Cơ quan đăng ký hợp tác xã là cơ quan có quyền và nhiệm vụ hướng dẫn hợp tác xã thực hiện các thủ tục về giải thể đối với hợp tác xã,
  • Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã
  • Ủy ban nhân dân nơi hợp tác xã có trụ sở.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác xã giải thể, Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên.

4. Hồ sơ giải thể hợp tác xã tự nguyện

Khi tiến hành giải thể hợp tác xã tự nguyện, hội đồng giải thể phải gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký hợp tác xã bao gồm:

  • 01 bộ hồ sơ về việc giải thể, gồm các giấy tờ sau: 
  • + Thông báo giải thể hợp tác xã tự nguyện theo mẫu quy định.
  • + Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã;
  • + Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của hợp tác xã;
  • + Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp tác xã;
  • + Giấy xác nhận của cơ quan đăng ký hợp tác xã về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;
  • + Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.
  • Con dấu hợp tác xã.
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
  • Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã tự nguyện.

5. Thủ tục giải thể hợp tác xã tự nguyện (cập nhật 2023)

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

Thứ nhất, thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;

Thứ hai, thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã.

Thủ tục giải thể hợp tác xã tự nguyện được diễn ra gồm:

  • Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện;
  • Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành viên theo quy định;
  • Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được nêu trên trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện và lập biên bản hoàn thành việc giải thể.
  • Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể trên, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã, kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể hợp tác xã.

Kể từ thời điểm cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xóa tên hợp tác xã khỏi danh sách trong sổ đăng ký, hợp tác xã được xem là đã chấm dứt tồn tại.

6. Dịch vụ pháp lý thủ tục giải thể hợp tác xã tự nguyện cập nhật 2023 của ACC:

Giải thể hợp tác xã là thủ tục vô cùng quan trọng, không chỉ với chính hợp tác xã muốn giải thể mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều chủ thể khác. Do đó, muốn thực hiện thủ tục giải thể hợp tác xã tự nguyện, hợp tác xã cần tìm đến lời khuyên pháp lý từ các đơn vị tư vấn tin cậy. ACC sẽ đồng hành cùng quý khách hàng trong suốt quá trình thực hiện thủ tục giải thể tự nguyện một cách trọn vẹn, hiệu quả nhất dựa trên bề dày kinh nghiệm, uy tín cũng như sự trợ giúp của đội ngũ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (423 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo