Khi doanh nghiệp có nhu cầu “đóng cửa” một địa điểm kinh doanh của mình, các vấn đề pháp lý về trình tự thủ tục chấm dứt hoạt động là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Giải thể địa điểm kinh doanh là việc doanh nghiệp tiến hành chấm dứt hoạt động đối với địa điểm kinh doanh đã đăng ký và thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh đó.
1. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh:
- Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
2. Chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
- Khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
- Địa điểm kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh trong trường hợp địa điểm kinh doanh ngừng hoạt động 01 (một) năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Trong trường hợp này, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình. Sau 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến giải trình thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
3. Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh bao gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).
Bước 2: Nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
- Trình tự thực hiện:
- Khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh theo quy định tại thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Cách thức thực hiện: Qua mạng điện tử
- Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Nhận kết quả
4. Một số lưu ý khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
1. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng
- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo về tình trạng của địa điểm kinh doanh đã chấm dứt hoạt động.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi hồ sơ qua mạng hợp lệ và nhận được thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
- Nếu quá thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Nội dung bài viết:
Bình luận