Chi nhánh hạch toán độc lập là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, chi nhánh hạch toán độc lập có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty. Chi nhánh hạch toán độc lập cũng sẽ lập báo cáo và hạch toán giống như một công ty riêng rẽ. Doanh nghiệp chủ quản sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất. Chi nhánh hạch toán độc lập vẫn chịu sự chi phối của doanh nghiệp chủ quản. Doanh nghiệp có thể thay đổi người đứng đầu chi nhánh mà không cần thông qua người đứng đầu chi nhánh. Sau khi thành lập chi nhánh công ty và đi vào hoạt động một thời gian nhưng công ty bạn lại cảm thấy chi nhánh đó hoạt động không hiệu quả hoặc là do các lý do khác mà doanh nghiệp của bạn muốn giải thể chi nhánh hạch toán độc lập
1. Đóng mã số thuế chi nhánh hạch toán độc lập:
- Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo, Biên bản họp, quyết định của hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/chủ doanh nghiệp về việc giải thể chi nhánh hạch toán độc lập.
- Hoàn thành Các khoản nợ thuế như thuế môn bái, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân (nếu có), thuế thu nhập doanh nghiệp
- Báo cáo các Tờ khai giá trị gia tăng tính đến thời điểm giải thể.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng, hàng quý tính đến thời điểm giải thể; thông báo hủy hóa đơn trong trương hợp có sử dụng hóa đơn. Ngược lại nếu chi nhánh hoạch toán độc lập chưa sử dụng hóa đơn thì nộp văn bản “Cam kết chưa sử dụng, chưa thông báo phát hành hóa đơn” cho cơ quan thuế.
- Báo cáo tài chính của năm nộp quyết định giải thể
- Văn bản đề nghị xác nhận không phát sinh thuế và đề nghị khóa mã số thuế
- Chứng minh nhân dân của người chịu trách nhiệm pháp lý
- Nơi nộp hồ sơ: Chi cục thuế cấp quận, huyện.
- Thời gian giải quyết hồ sơ: Sau 5 – 10 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ quyết toán thuế khi giải thể chi nhánh gồm kiểm tra sổ sách kế toán, tình hình báo cáo nộp tờ khai, đóng thuế của chi nhánh hạch toán độc lập doanh nghiệp để tiến hành thủ tục khóa mã số thuế chi nhánh.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty và giám đốc chi nhánh hạch toán độc lập bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chi nhánh.
- Công ty có chi nhánh hạch toán độc lập bị giải thể phải chịu tránh nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán những khoản nợ theo quy định của pháp luật
Cần lưu ý những gì khi làm giải thể doanh nghiệp, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết: Thủ tục giải thể doanh nghiệp
2. Hồ sơ trả con dấu chi nhánh hạch toán độc lập:
- Việc này được thực hiện nếu chi nhánh thành lập trước ngày 01/07/2015 và có khắc dấu chi nhánh thì cần phải thực hiện hồ sơ trả dấu cho bên công an. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản xin hoàn trả con dấu
- Quyết định giải thể chi nhánh
- Biên bản họp (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh) về việc giải thể chi nhánh hoạch toán độc lập
- Giấy đăng ký mẫu dấu do công an cấp (bản gốc)
- Con dấu
- Với trường hợp chi nhánh không sử dụng con dấu thì hồ sơ sẽ đơn giản hơn:
- Quyết định giải thể chi nhánh
- Biên bản họp (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh) về việc giải thể chi nhánh hoạch toán độc lập
- Văn bản xin xác nhận chi nhánh không có sử dụng con dấu
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, thanh lý tài sản cố định là gì cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết: Thanh lý tài sản cố định
3. Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hạch toán độc lập:
- Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo về việc giải thể chi nhánh hạch toán độc lập.
- Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Hội đồng quản trị (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể hoạt động Chi nhánh/VPĐD của doanh nghiệp hoặc Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
- Biên bản thanh lý tài sản của chi nhánh
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị về việc giải thể chi nhánh hạch toán độc lập.
- Giấy xác nhận của cơ quan Công an về việc hủy con dấu
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.
- Công ty tiến hành việc đăng bố cáo giải thể chi nhánh hạch toán độc lập trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
- Thời gian giải thể chi nhánh hạch toán độc lập:
- Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các hồ sơ về việc giải thể chi nhánh hạch toán độc lập, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ giải thể chi nhánh hạch toán độc lập. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ ra thông báo giải thể chi nhánh hạch toán độc lập và xóa dữ liệu của chi nhánh hạch toán độc lập trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Tại sao cần thuê luật sư để làm thủ tục giải thể công ty? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Dịch vụ giải thể công ty
4. Trình tự thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải thể chi nhánh hoạch toán độc lập.
Bước 2: Đăng bố cáo giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa chỉ chi nhánh.
Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể chi nhánh hoạch toán độc lập cho cơ quan thuế quản lý để tiến hành thủ tục khóa mã số thuế.
Bước 4: Trả dấu tròn hoặc xác nhận chi nhánh không sử dụng con dấu tròn do cơ quan công an cấp (chỉ dành cho chi nhánh thành lập trước ngày 01/07/2015).
Bước 5: Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Nội dung bài viết:
Bình luận