Hợp đồng là căn cứ để các bên xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng đã có nhiều mâu thuẫn xảy ra giữa các bên. Khi các bên đã thỏa thuận và không hòa giải được thì họ sẽ đi đến con đường khởi kiện. Bài viết sau đây của ACC sẽ hướng dẫn Quý khách thủ tục giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ủy quyền.
1. Hợp đồng ủy quyền là gì?
Hợp đồng ủy quyền là một dạng của hợp đồng dân sự, là văn bản pháp lý ghi nhận việc một bên (bên ủy quyền) giao cho một bên khác (bên nhận ủy quyền) thực hiện một hoặc một số công việc nào đó. Qui định về hợp đồng ủy quyền được ghi nhận trong Bộ luật dân sự.
Về hình thưc hợp đồng ủy quyền phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý
2. Phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ủy quyền
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy quyền bằng hòa giải
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy quyền thông qua Trọng tài
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy quyền thông qua Tòa án.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy quyền thông qua thương lượng
Các bên khi có tranh chấp có thể chọn một trong bốn hình thức trên để giải quyết tranh chấp, tùy thuộc vào các phương thức giải quyết tranh chấp mà có những ưu và nhượng điểm khác nhau.
3. Thời hiệu giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ủy quyền
Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
4. Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy quyền:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng ủy quyền tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn là cá nhân cư trú hoặc tổ chức có trụ sở làm việc, trường hợp không rõ nơi cứ trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
Hình thức nộp đơn khởi kiện:
- Tổ chức, cá nhân khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Tổ chức, cá nhân khởi kiện có thể gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Tổ chức, cá nhân khởi kiện có thể gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Lưu ý: Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án có trách nhiệm thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Tùy theo hình thức nộp đơn mà Tòa án có hình thức thông báo khác nhau theo luật định.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu quy định, nội dung đơn khởi kiện quy định tại điều 189 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015).
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên khởi kiện là người có quyền khởi kiện.
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện và của các đương sự có liên quan khác như: Giấy phép; quyết định thành lập doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; điều lệ hoạt động; quyết định bổ nhiệm; giấy ủy quyền cho người đại diện doanh nghiệp (nếu có).
- Hợp đồng.
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Bước 2: Trung tâm hòa giải – đối thoại tổ chức hòa giải trước khi thụ lý
Hòa giải viên sẽ thông báo và tổ chức cho các bên đương sự hòa giải để giải quyết tranh chấp trước khi đưa vụ việc lên Tòa thụ lý.
Trường hợp các bên hòa giải thành, Hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành. Các bên có thể làm Đơn đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Tòa án sẽ thụ lý Đơn yêu cầu theo thủ tục giải quyết việc dân sự và ban hành Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành.
Trường hợp các bên đương sự không tham gia hòa giải; có Đơn đề nghị không tiến hành hòa giải tại Trung tâm Hòa giải – Đối thoại; hoặc tham gia hòa giải nhưng kết quả hòa giải không thành thì Hòa giải viên lập thành biên bản và chuyển hồ sơ lên Tòa, đề nghị thụ lý, giải quyết.
Lưu ý: trường hợp hòa giải- đối thoại tại tổ chức hòa giải trước khi thụ lý chỉ thực hiện đối với các Tòa đã tổ chức cơ chế thí điểm Trung tâm Hòa giải – Đối thoại.
Bước 3: Thụ lý vụ án
- Sau khi nhận đơn, xem xét đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì:
- Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện.
- Vụ án được thụ lý khi người khởi kiện nộp cho Tòa biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý ngay.
Lưu ý: Trường hợp thụ lý sảy ra khi thực hiện hòa giải tại Bước 2 không thành.
Bước 4: Thụ lý vụ án
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng kể từ ngày thụ lý. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, Chánh án Tòa án có thể gia hạn thêm 01 tháng.
5. Lợi ích của Quý khách khi dịch vụ của ACC
Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật đặc biệt là kinh nghiệm thực tế về thực hiện giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy quyền các vấn đề liên quan, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất và mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.
Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện dịch vụ.
Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng,…). ACC luôn có đội ngũ hộ trợ Quý khách nhiệt tình và tận nơi.
Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những vấn đề liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.
Nội dung bài viết:
Bình luận