Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Cà Phê (Cập nhật 2024)

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên trong hoạt động giao dịch, mua bán hàng hóa về các quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Nhưng phải xử lý thế nào nếu khi một trong các bên vi phạm những nội dung đã thỏa thuận? ACC sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về tranh chấp trong hợp đồng và cách giải quyết tranh chấp thông qua bài viết Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán cà phê.

Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Cà Phê
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Cà Phê

1. Hợp đồng mua bán cà phê là gì?

Pháp luật dân sự định nghĩa khái niệm hợp đồng như sau: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Về cơ bản, hợp đồng mua bán cà phê chính là hợp đồng mua bán hàng hóa – một trong các hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy, cà phê là một loại hàng hóa theo quy định trên.

Về hợp đồng mua bán hàng hóa, có thể hiểu đây là bản hợp đồng thương mại có bản chất chung của môtk hợp đồng là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa là cà phê chính là hợp đồng có những tính chất trên, và đối tượng hàng hóa trong hợp đồng là cà phê.

2. Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán cà phê

2.1. Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa là cà phê

(i) Hợp đồng mua bán cà phê là hợp đồng ưng thuận: tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản và ký kết hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.

(ii) Có tính đền bù: Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.

(iii) Hợp đồng mua bán cà phê là hợp đồng song vụ: Mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán.

2.2. Đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán hàng hóa là cà phê

(i) Về chủ thể, hợp đồng mua bán cà phê được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, thương nhân có thể là doanh nghiệp, công ty hoặc cá nhân hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa là cà phê.

(ii) Về hình thức, hợp đồng mua bán cà phê có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán cà phê quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

(iii) Về đối tượng: Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng hàng hóa là cà phê. Theo Luật thương mại Việt Nam 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai. Như vậy, khi thỏa thuận, hàng hóa là cà phê có thể là hàng hóa đã có sẵn, hoặc sẽ được sản xuất để cung cấp cho bên mua trong tương lai.

3. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán cà phê

Để một hợp đồng hợp pháp và phát sinh hiệu lực, trước hết hợp đồng đó phải đảm bảo những điều khoản cơ bản của hợp đồng. Việc thiếu soát hay ghi nhận không phù hợp các điều khoản này có thể khiến hợp đồng vi phạm về mặt hình thức, hoặc nội dung; dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.

ACC xin giới thiệu những điều khoản cơ bản mà một hợp đồng mua bán cà phê phải có bao gồm:

3.1. Điều khoản thứ nhất, về thông tin chủ thể hợp đồng (các bên ký kết hợp đồng mua bán cà phê)

Điều khoản này phải có các thông tin sau: Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên. Trường hợp bên ký kết là pháp nhân, cần có thông tin họ, tên, người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh (thông tin cơ bản của các bên). Trường hợp ký với cá nhân cần có thông tin về giấy tờ chứng thực cá nhân như giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, chỗ ở hiện tại, hộ khẩu thường trú, số điện thoại.

Người ký hợp đồng mua bán cà phê phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc của người đứng tên đăng ký kinh doanh. Đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đăng ký kinh doanh có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mình ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Người được uỷ quyền chỉ được ký hợp đồng mua bán cà phê trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba.

Hợp đồng mua bán cà phê được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch, công văn điện báo, đơn chào hàng đơn đặt hàng .Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thực hiện sự thoả thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của hợp đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với hợp đồng kinh tế.

3.2. Điều khoản thứ hai, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Đối tượng của hợp đồng là cà phê cần phải thỏa thuận và ghi nhận rõ trong hợp đồng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận. trong đó:

(i) Đối tượng của hợp đồng là điều khoản về tên hàng;

(ii) Điều khoản về số lượng xác định bằng các đơn vị tính số lượng, trọng lượng, khối lượng, chiều dài diện tích (nếu có).

3.3. Điều khoản thứ ba,về chất lượng chủng loại quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật.

Chất lượng hàng hóa được ghi trong hợp đồng là các đặc tính, các quy cách, tác dụng hiệu suất… Nói lên mặt “chất” của hàng hóa nghĩa là xác định các tính chất hữu ích bên trong và hình thái bên ngoài của hàng hoá bao gồm các thuộc tính tự nhiên và ngoại hình của hàng đó trong hợp đồng mua bán chất lượng là cơ sở để hai bên mua bán, đàm phán về giao nhận hàng và quyết định mức giá cả của hàng hóa.

Nếu chất lượng không phù hợp với thoả thuận, bên mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại sửa chữa thay thế hàng đến mức có thể từ chối nhận hàng và huỷ bỏ hợp đồng. Đây là một yếu tố quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp pháp lý phát sinh.

3.4. Điều khoản thứ tư, điều khoản về giá cả.

Giá cả là một điều khoản đặc biệt quan trọng, là điều khoản trung tâm của hợp đồng. Các bên mua bán đều tranh thủ đặt giá cả có lợi cho phía mình.

Giá tính theo đơn vị hàng: trọng lượng, chiều dài, bề mặt, khối lượng, chiếc, hay tính theo tá hoặc hàng trăm đơn vị . Nếu hàng giao gồm nhiều loại chất lượng khác nhau thì giá một đơn vị hàng tính theo từng loại từng mác.

Khi giao hàng có phẩm chất, chủng loại khác nhau, giá được quy định cho từng loại mặt hàng, từng loại phẩm chất vá từng loại mác khác nhau . khi giao hàng thiết bị toàn bộ giá thường dược định theo giá trị của từng chuyến giao hàng hoặc từng bộ phận máy đãđược nêu rõ trong bản phụ lục kèm theo hợp đồng. Nếu giá tính theo trọng lượng, phải quy định rõ: trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh hay trọng lượng cả bì coi như tịnh, hoặc phải thoả thuận rõ xem giá bao bì cóđược tính trong hàng hày không. Những quy định này cũng cần phải nêu rõ khi tính giá chiếc.

3.5. Điều khoản thứ năm, thời hạn và phương thức thanh toán.

Điều khoản này quy định phương thức hai bên đã thỏa thuận để bên mua thanh toán tiền hàng cho phía bên bán. Điều khoản này cần quy định rõ thời hạn thanh toán, đồng tiền thanh toán,hình thức thanh toán và các tài liệu chứng từ làm căn cứ để thanh toán.

Thời hạn thanh toán: Các bên có thể quy định trong một khoảng thời gian phù hợp nhất để bên người mua có thể thanh toán được toàn bộ tiền hàng cho phía bên người bán. Thời hạn thanh toán có thể là trả trước, trả sau hoặc trả ngay.

Hình thức thanh toán: Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: L/C, Clean collection, D/A, D/P, T/T, M/T, CAD, Tiền mặt,...

3.6. Điều khoản thứ sáu, điều kiện giao hàng.

Trong điều khoản này các bên giao kết hợp đồng cần làm rõ địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng cũng như phương thức giao hàng. Trong đó:

  • Thời hạn giao hàng: Là khoảng thời gian người bán cõ nghĩa vụ phải giao hàng cho người mua.
  • Địa điểm giao hàng: Cần quy định rõ nơi mà người mua sẽ nhận chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán trong hợp đồng để tránh những rủi ro cho các bên.
  • Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng: Ví dụ như CIF cảng Hải Phòng.

3.7. Điều khoản thứ bảy, phạt và bồi thường thiệt hại.

Điều khoản này quy định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:

(i) Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng;

(ii) Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra.

Các trường hợp phạt:

(i) Phạt chậm giao hàng: Ví dụ: Nếu Người bán giao hàng chậm thì các khoản phạt sẽ áp dụng như sau: tuần đầu chậm giao, không tính phạt. Tuần thứ hai đến tuần thứ năm phạt 1% tuần giao chậm; từ tuần thứ sáu: 2 % tuần, nhưng tổng số tiền phạt giao chậm không quá 10% tổng giá trị hàng giao chậm.

(ii) Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng:

(iii) Phạt do chậm thanh toán: Phạt 1 tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ: 1% của số tiền chậm thanh toán/ tháng; hoặc: Phân bố lãi suất chậm thanh toán, thường vận dụng tỷ lệ chiết khấu chính thức hay lãi suất hợp pháp được công bố hay lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng, có lúc còn cộng thêm vài %. Ví dụ: "Trường hợp chậm thanh toán, kể từ ngày đến hạn, số tiền chưa trả được tính lãi. Lãi suất tính theo lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng cộng thêm 2%.

3.8. Điều khoản thứ tám, các trường hợp bất khả kháng.

Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm.

Các sự kiện bất khả kháng mang 03 (ba) đặc điểm sau: (i) Không thể lường trước được; (ii) Không thể vượt qua; (iii) Xảy ra từ bên ngoài.

Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà bình thường ra thì không có đủ 3 đặc điểm trên, ví dụ: đình công, hỏng máy, mất điện, chậm được cung cấp vật tư . . . Cũng có thể quy định thêm rằng: các sự kiện đó chỉ tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực để bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng.

3.9. Điều khoản thứ chín, khiếu nại.

Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng, hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng. Về điều khoản này các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại.

Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các số liệu sau: Tên hàng, số lượng, và bxuất xứ hàng hóa, cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếu xót mà đơn khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khiếu nại.

Đơn khiếu nại được gởi đi kèm theo các chứng từ cần thiết như: biên bản giám định, biên bản chứng nhận tổn thất, mất mát, vận đơn đường biển, bản liệt kê chi tiết, giấy chứng nhận chất lượng.

3.10. Điều khoản thứ mười, trọng tài.

Trong điều khoản này cần quy định các nội dung sau:

(i) Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao? Để giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng;

(ii) Luật áp dụng vào việc xét xử;

(iii) Địa điểm tiến hành xét xử;

(iv) Phân định chi phí trọng tài;

(v) Phân định chi phí trọng tài.

Việc thỏa thuận này sẽ đảm bảo khi xảy ra tranh chấp thì sẽ có cách thức giải quyết tranh chấp hợp pháp và tiết kiệm về mặt thời gian và chi phí cho các bên.

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán cà phê

ACC là công ty pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vự tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán cà phê sẽ hướng dẫn khách hàng Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán cà phê.

Để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán cà phê, các bên trong hợp đồng có thể lựa chọn các phương thức sau:

4.1. Hòa giải

Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

Phương thức này được ưu tiên áp dụng khi xảy ra tranh chấp.

Các hình thực hòa giải:

  • Tự hòa giải: do các bên tranh chấp tự bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết mà không cần sự tác động, hay giúp đỡ từ bên thứ 3.
  • Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của bên thứ ba.
  • Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài.
  • Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trọng tài khi cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn khởi kiện của một bên.

4.2. Giải quyết tranh chấp bởi Trọng tài thương mại

Trường hợp áp dụng: Chỉ được áp dụng khi các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp đã và sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài thương mại.

Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.

4.3. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics, các bên có thể khởi kiện và đưa vụ án ra giải quyết tại Tòa án.

Các quyết định của Tòa án sẽ có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên trong hợp đồng mua bán cà phê.

Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp về Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán cà phê.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (917 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo