Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công 2023

Tranh chấp hợp đồng gia công là vấn đề nan giải đối mà không phải ai cũng giải quyết được. Để hỗ trợ, ACC xin giới thiệu Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công.

Hợp đồng gia công là gì? Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng để giảm nguy cơ xảy ra tranh chấp về hợp đồng gia công? Khi xảy tranh chấp thì nên giải quyết như thế nào? ACC xin được tổng hợp và giải đáp các câu hỏi trên để khách hàng có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề trên.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

1. Hợp đồng gia công là gì?

Hợp đồng gia công (trong dân sự) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa.

Trong hoạt động thương mại, gia công là bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Như vậy, đối với hợp đồng gia công thương mại, hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công với mục đích là hưởng thù lao, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền thù lao.

2. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng gia công

Khi giao kết và xác lập hợp đồng gia công hay bất cứ hợp đồng nào khác, các bên trong hợp đồng cần phải đảm bảo các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Đây là các điều khoản bắt buộc phải có, nếu không thỏa thuận được những điều khoản này thì hợp đồng có thể không giao kết được, hoặc hợp đồng bị vô hiệu. Thông thường, phần lớn rủi ro hay tranh chấp pháp lý đều bắt nguồn từ sai sót trong việc thỏa thuận và soạn thảo các điều khoản cơ bản trong hợp đồng giữa các bên.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng gia công bao gồm:

  • Tên và địa chỉ của các bên trong hợp đồng gia công;
  • Nội dung và yêu cầu cụ thể của việc gia công;
  • Phương thức giao nhận nguyên vật liệu để gia công và việc nhận sản phẩm đã gia công phải ghi rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng, nguyên liệu, định mức hao phí nguyên liệu, thời hạn giao nhận nguyên liệu;
  • Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của người đặt gia công và nhận gia công;
  • Tiền thù lao và phương thức thanh toán;
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công,...

Một trong các điều khoản cơ bản nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chính là điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng gia công. Điều khoản này sẽ đảm bảo tính ràng buộc nghĩa vụ giữa các bên, tránh được nguy cơ xảy ra tranh chấp do không đảm bảo về quyền và nghĩa vụ. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng gia công được quy định như sau

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong hợp đồng gia công

  • Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.
  • Nhận lại toàn bộ tài sản gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Cử người đại diện kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công;
  • Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công trong hợp đồng gia công

  • Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
  • Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
  • Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công.
  • Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
  • Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa trong trường hợp hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

Khi tranh chấp phát sinh giữa các bên trong hợp đồng gia công, các bên cần nắm rõ quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Để giúp đỡ khách hàng đang bị vướng mắc, ACC luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

Đối với tranh chấp trong hợp đồng gia công, tùy vào các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, ACC sẽ tư vấn khách hàng các phương thức giải quyết cụ thể như sau:

Thứ nhất, phương thức thương lượng, hòa giải:

Đây là cách thức đầu tiên xuất hiện khi có bất kỳ vấn đề xung đột nào xảy ra, trong tất cả lĩnh vực và đương nhiên giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng nên ưu tiên sử dụng đến phương thức này. Việc thương lượng, hòa giải diễn ra giữa các bên tranh chấp, cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến cách hiểu thống nhất nội dung hợp đồng và đưa ra được phương án có lợi nhất, giảm thiểu nhiều thiệt hại nhất cho cả hai bên. Tức là để hai bên đều có lợi và đều tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận hòa giải.

Hai bên tự tổ chức các buổi đàm phán thiện chí để thương lượng, trao đổi với nhau. Đây là cách thức giải quyết tranh chấp được coi trọng tại Việt Nam. Nếu hai bên không thể đi đến kết luận khi hòa giải thì mới phải lựa chọn những phương thức hòa giải khác. Tại Việt Nam, số lượng các vụ việc kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải tính bình quân phải chiếm khoảng 50% so với tổng số vụ việc được giải quyết tại Tòa án.

Trong trường hợp hòa giải không thành công, các bên có thể giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc giải quyết bằng Trọng tài thương mại (nếu là hợp đồng gia công thương mại).

Thứ hai, phương thức giải quyết bởi Trọng tài thương mại 

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại chỉ áp dụng đối với những hợp đồng có liên quan đến thương mại, nếu chỉ liên quan đến những vấn đề dân sự thông thường thì không thể lựa chọn cách thức này để giải quyết. Các bên có tranh chấp hợp đồng có thể thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản về việc khi phát sinh tranh chấp thì lựa chọn giải quyết bởi Trọng tài thương mại. Đây là cách thức giải quyết tranh chấp qua Trọng tài viên – bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt mâu thuẫn đưa ra phán quyết yêu cầu các bên phải thi hành theo.

Thứ ba, phương thức giải quyết tranh chấp qua Tòa án

Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.

4. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công của ACC

Với thế mạnh về hoạt động hỗ trợ tư vấn, tố tụng, ACC luôn sẵn sàng lắng nghe và giải quyết khi khách hàng có nhu cầu. Trong trường hợp khách hàng có vướng mắc về tranh chấp hợp đồng gia công, vui lòng liên hệ để ACC hỗ trợ giải quyết. Trong thời gian sớm nhất có thể, kể từ thời điểm được cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ, thông tin cần thiết; ACC sẽ hoàn thành công việc và giao nhận kết quả cho khách hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tranh chấp hợp đồng gia công - tranh chấp về hợp đồng gia công do ACC cung cấp.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo