Hiện nay, quan hệ kinh doanh ngày càng phát triển, kèm theo là những tranh chấp trong kinh doanh xảy ra ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, không ít các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quan tâm đến việc sản xuất gì, mua bán gì, đầu tư cái gì, lợi nhuận ra sao… mà ít chú trọng đến các quy định pháp luật, tập quán thương mại, nên tranh chấp là điều khó tránh. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến “Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý” theo quy định của pháp luật.
1. Khái niệm hợp đồng đại lý thương mại
Hợp đồng đại lý là hợp đồng cung ứng dịch vụ trung gian thương mại, theo đó bên trung gian là bên đại lý nhân danh mình thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý nhằm hưởng thù lao, quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên giao đại lý.
Trong loại hợp đồng này, nhà phân phối hoạt động độc lập, mua hàng hóa từ nhà sản xuất và nhân danh chính mình bán lại hàng hóa đó trong phạm vi hợp đồng dài hạn được ký kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất. Nhà phân phối trong trường hợp này là chủ sở hữu của hàng hóa, chịu trách nhiệm về mọi rủi ro đối với hàng hóa đó. Việc phân định giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng phân phối phụ thuộc vào các điều khoản cụ thể mà các bên thỏa thuận có tính quyết định bản chất của hai loại hợp đồng này.
Trong hợp đồng phân phối chứa đựng các điều khoản xác lập quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, cơ bản phản ánh tính độc lập về mặt pháp lý của các bên, sự độc lập này vẫn tồn tại ngay cả trong trường hợp các bên có những thỏa thuận mà theo đó nhà phân phối có nghĩa vụ tuân thủ một số chỉ dẫn nhất định của nhà sản xuất liên quan tới phương thức hoạt động nhưng không ảnh hưởng đến quyền định đoạt hàng hóa của nhà phân phối.
2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý tại Tòa án
Thứ nhất, về trình tự thủ tục khi giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại tại Tòa án. Các trình tự, thủ tục giải quyết đối với những vụ án này được thể hiện qua các cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) đến các thủ tục xem xét lại bản án, quyết định (Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm).
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại tại Tòa án luôn tôn trọng quyền sự định đoạt của các đương sự. Ngoài ra, trước khi khởi kiện, đương sự có quyền mời Luật sư hay người nào đó chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, phương án khởi kiện và có thể thay mặt đương sự tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Tòa án mà không cần trực tiếp phải có mặt tại Tòa khi khởi kiện.
Thứ ba, tính cưỡng chế khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án. Sau khi được Tòa án ra Bản án hoặc Quyết định thì buộc các bên phải thực hiện đúng theo Bản án hoặc Quyết định đó. Đồng thời, việc thi hành này sẽ có biện pháp cưỡng chế nêu các bên không tự nguyện thi hành án. Đây là điểm là một ưu điểm so các phương thức giải quyết khác trong tranh chấp thương mại, lợi ích của bên bị xâm phạm được đảm bảo.
3. Bản chất của giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý thông qua Tòa án
Thứ nhất, cơ quan tài phán nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp. Tòa án đươc nhà nước giao quyền lực để mang lại sự công bằng khi xã hội ngày càng phát triển, việc phát sinh nhiều tranh chấp trong hoạt đông thương mại là không thể tránh khỏi.
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức cũng như các quy định về thẩm quyền, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại của pháp luật tố tụng nhất là các quy định của BLTTDS năm 2015.
Thứ ba, tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai. Việc xét xử công khai này một mặt thể hiện tính dân chủ, mặt khác qua xét xử công khai còn có tác dụng tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân trong nhận thức về pháp luật.
Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Vì khi bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án tranh chấp của Tòa án sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà được dự liệu một thời gian nhất định cho các đương sự suy nghĩ về quyền lợi của mình có đã đảm bảo hay chưa và các đương sự có thể kháng cáo; đồng thời Viện kiểm sát có thể kháng nghị khi cho rằng nhận định của Tòa án chưa chính xác. Chính vì vậy, bản án hoặc quyết định của Tòa án có thể sẽ phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm và có thể xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đương sự; đồng thời đảm bảo Tòa án giải quyết đúng vấn đề cần giải quyết và đưa ra phán quyết cuối cùng chính xác nhất.
4. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý
Khởi kiện và thụ lý vụ án
- Đương sự có quyền tự do hành động, xuất phát từ quyền tự định đoạt đối với yêu cầu khởi kiện của mình để làm cơ sở tố tụng. Để đảm bảo được tính pháp lý khi khởi kiện vụ án tranh chấp Hợp đồng thương mại thì người khởi kiện phải xây dựng một hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ kèm theo chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.
- Khi người khởi kiện hoàn tất hồ sơ khởi kiện và nộp hồ sơ tại Tòa án thì Tòa án sẽ chấp nhận đơn của người khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án
Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử
- Hòa giải là việc tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự
- Toà án xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, từ đó xác định được đầy đủ nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, Toà án xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, từ đó xác định được đầy đủ nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tiếp đó, Toà án có thể yêu cầu họ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc bác lại yêu cầu của đương sự khác… và chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Xét xử sơ thẩm sẽ quyết định kết quả giải quyết vụ án tranh chấp, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm cơ sở cho việc thi hành án.
Thời hạn mở phiên Tòa phải được quy định rõ và đối với vụ án tranh chấp có lý do chính đáng thì có thể gia hạn thêm thời hạn nhất định. Ngoài ra, phiên Tòa xét xử cũng có thể bị hoãn vì một số lý do như: vắng mặt của đương sự, Hội đồng xét xử không đảm bảo, hoặc một số lý do khách quan khác.
Kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát
Việc quy định quyền kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại là một biện pháp bảo đảm thực hiện nền công lý, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân trước tòa án. Công dân được quyền khiếu nại lên tòa án cấp cao hơn để phản đối lại một quyết định của tòa án.
Người có quyền kháng cáo bao gồm: các đương sự, đại diện đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm khi chưa có hiệu lực thi hành.
5. Thẩm quyền giải quyết trah chấp đại lsy của Tòa án
Thẩm quyền theo cấp xét xử của Tòa án
Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết sơ thẩm những tranh chấp kinh doanh mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các tranh chấp thương mại được giải quyết theo cơ chế hai cấp xét xử, xét xử sơ thẩm thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử phúc thẩm đối với quyết định bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án
Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án nơi nguyên đơn cư trú hay có trụ sở giải quyết nhưng phải là tòa án có thẩm quyền.
Nội dung bài viết:
Bình luận