Thủ tục xin gia hạn giấy phép khai thác nước mặt [2024]

Việc khai thác nước mặt cần phải thông qua nhiều thủ tục, trong đó có các trường hợp để khai thác nước mặt thì các chủ thể phải được cấp phép khai thác nước mặt. Theo đó, việc gia hạn giấy phép khai thác nước mặt cũng là một vấn đề được các chủ thể quan tâm rất nhiều. Như vậy, thủ tục xin gia hạn giấy phép khai thác nước mặt được pháp luật quy định như thế nào? Để tìm hiểu về vấn đề này xin mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu với ACC thông qua bài viết sau:

Irfan1 1

Thủ tục xin gia hạn giấy phép khai thác nước mặt

1. Nước mặt là gì?

Dựa trên khoản 3 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012, định nghĩa nước mặt được nêu rõ như sau: Nước mặt là các nguồn nước tồn tại trên bề mặt của đất liền, hay hải đảo. Nói một cách dễ hiểu hơn chính là bất cứ nguồn nước nào bạn nhìn thấy phía trên mặt đất mà không qua đào bới đều được gọi là nước mặt.Từ khái niệm nước mặt trên có thể khẳng định rằng, nước mặt sẽ gồm có cả nguồn nước chứa trên bề mặt lục địa và dòng nước lưu thông.

Từ đó, nước ở trong sông, hồ, đại dương, đầm lầy hay nước ngọt tại những đập chứa nước mưa và lấy thêm từ nước ngầm.Ngoài ra, nguồn nước mặt sẽ có thể bị mất đi do bay hơi hay thấm vào mặt đất và trở thành nước ngầm. Đây cũng là một nguồn nước được cây cối hấp thu trong quá trình thoát hơi, và được con người sử dụng để phục vụ với mục đích sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,...hoặc xả ra biển – nơi mà nó trở thành nước muối.

Dựa theo định nghĩa trong một quy định của EU về vấn đề phân chia nước bề mặt, nó sẽ được phân biệt được phân biệt giữa hồ, sông, vùng nước ven biển và nước chuyển tiếp.

2. Đối tượng nào cần phải thực hiện đăng ký, xin phép khai thác nước mặt?

Theo điểm b, c, d khoản 2 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước KHÔNG phải đăng ký, không phải xin phép như sau:

  • Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
  • Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

Như vậy, nếu việc khai thác nước mặt của tổ chức, cá nhân đó nhằm mục đích như sau thì phải đăng ký, xin cấp phép khai thác nước mặt.

  • Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô từ 0,1 m3/giây trở lên;
  • Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp từ 100 m3/ngày đêm trở lên;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kW trở lên;

3. Căn cứ cấp giấy phép

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 201/2013/NĐ-CP, việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:

  • Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
  • Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
  • Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
  • Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
  • Nhu cầu khai thác, sử dụng nước thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.

4. Thời hạn của giấy phép khai thác nước mặt

Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP, giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm.

5. Gia hạn giấy phép

Việc gia hạn giấy phép phải căn cứ vào các quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP, theo đó:

  • Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
  • Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
  • Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.

Đối với trường hợp khác với quy định trên thì tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.

6. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép

Theo Điều 29 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:

  • Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7. Thủ tục xin gia hạn giấy phép khai thác nước mặt

7.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường). Địa chỉ số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, TP. Phủ Lý hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường

Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng TNN-KTTV&BĐKH của Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận. Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định theo đúng thời hạn quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 4: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận. Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển hồ sơ thẩm định đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để chuyển hồ sơ về các phòng Chuyên môn của Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra trình UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện.

Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do.

Bước 5: Nhận và trả kết quả:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh trả kết quả hồ sơ giải quyết đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích). Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.

7.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép;
  2. Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);
  3. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
  4. Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

  1. Hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn lập hồ sơ Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.
  2. Bản kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
  3. Phương án đề xuất vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt (đối với trường hợp khai thác nước dùng cho sinh hoạt).

* Số lượng hồ sơ:  02 (bộ)

7.4. Thời hạn giải quyết:

14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Trong đó: sở TN&MT 11 ngày và UBND tỉnh 03 ngày).

7.5. Phí thẩm định hồ sơ:

- Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm mức thu 300.000 đồng/đề án, báo cáo.

- Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,1 đến dưới 0,5 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50kw đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm mức thu 900.000 đồng/đề án, báo cáo

- Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,5 đến dưới 1 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 đến dưới 1000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm mức thu 2.500.000 đồng/đề án, báo cáo.

- Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1 đến dưới 2 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 đến dưới 50.000 m3/ngày đêm mức thu 4.500.000 đồng/đề án, báo cáo.

Hình thức nộp phí: Nộp tiền mặt (VND) trực tiếp hoặc qua số tài khoản: 3511.0.1011177 tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hà Nam. Đơn vị thụ hưởng: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam.

7.6. Tên mẫu đơn, Đề án, báo cáo, mẫu kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép: Mẫu 05 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT

- Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác (Mẫu 29 ban hành kèm theoThông tư số 27/2014/TT-BTNMT),

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành): Mẫu 30 ban hành kèm theoThông tư số 27/2014/TT-BTNMT.

- Mẫu kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP)

 

Có thể thấy, Thủ tục xin gia hạn giấy phép khai thác nước mặt đã được pháp luật quy định với những chế định cụ thể, ngoài ra còn được quy định trong các nghị định liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Thủ tục xin gia hạn giấy phép khai thác nước mặt gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo