Thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp [2024]

Các doanh nghiệp đang không biết khi tiến hành sáp nhập có cần phải tiến hành đóng mã số thuế hay không?, Nếu có thì thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập như thế nào? quy định về thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập,..Bài viết sau ACC sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin về vấn đề trên, hãy theo dõi bài viết để biết thêm thông tin nhé.

thu-tuc-dong-mst

Thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

1. Những trường hợp đóng mã số thuế doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất)

2. Thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp.

Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Việc sáp nhập doanh nghiệp liên quan đến tài chính, việc quản lý nhà nước của nhiều doanh nghiệp nên thủ tục sáp nhập cần tuân theo quy định của pháp luật

Thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp được quy định như sau:

Bước 1: Tiến hành xem xét, rà soát các báo cáo của doanh nghiệp đến thời điểm đóng mã số thuế đã hoàn thành chưa

Bước 2: Nộp bổ sung các báo cáo chưa hoàn thành để thực hiện thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp

Bước 3: Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế

Bước 5: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế theo quy định 

Bước 6: Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ đóng mã số thuế

Bước 7: Hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế số 24/ĐK-TCT ban hành kèm thông tư 95/2016/TT-BTC.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế bản gốc hoặc thông báo mã số thuế hoặc công văn giải trình mẫu giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Hợp đồng sáp nhập
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của tổng cục hải quan nếu tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu

Lưu ý: Trước khi thực hiện đóng mã số thuế doanh nghiệp phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

  • Nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn
  • Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Thông tư số 156/2013/TT-BTC
  • Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

3. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp của Công ty Luật ACC?

  • Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng trong lĩnh vực giải thể, sáp nhập,..Luật ACC tự hào dịch vụ thực hiện thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp là dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo thành công, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.
  • Chúng tôi luôn có một đội ngũ chuyên viên pháp lý, không những giải quyết các vấn đề pháp lý mà còn luôn cập nhật những thông tin mới nhất, nhanh chóng, kịp thời. Chúng tôi đảm bảo đứng về phía khách hàng, giải quyết cho khách hàng theo hướng có lợi
  • Đặc biệt, trong quá trình thực hiện thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp, Luật ACC luôn cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan giúp khách hàng cả khi kết thúc công việc.

 

4. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

4.1 Mẫu đơn xin đóng mã số thuế doanh nghiệp được lập theo mẫu nào?

Công văn xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế được lập theo mẫu 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính

4.2 Làm thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp mất bao lâu?

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty bạn, cơ quan thuế phải thực hiện việc Thông báo cho công ty ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Đồng thời chuyển trạng thái của công ty và các đơn vị trực thuộc của công ty về trạng thái ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản và cơ quan thuế sẽ ban hành Thông báo công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

4.3 Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp có nhu cầu đóng mã số thuế tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Thuế nơi tổ chức kinh tế đóng trụ sở/Chi cục Thuế nơi tổ chức kinh tế đóng trụ sở.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp các thông tin về thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp và một số quy định về thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn đọc về cách thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp 

Nếu có thắc mắc gì về thủ tục đóng mã số thuế khi sáp nhập doanh nghiệp hay các nghiệp vụ kế toán khác hãy liên hệ ngay Công ty luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ.

Dịch vụ về các loại thuế, đóng mã số thuế tại Công ty luật ACC hãy liên hệ để được giúp đỡ nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (933 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo