Thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở (Thủ tục 2023)

Vẫn đề thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản hoặc quyền sử dụng đất để thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng hiện nay trong quy định của pháp luật Việt Nam còn khá còn khá nhiều xung đột…Như vậy trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở sẽ gặp nhiều khó khăn, bài viết sau đây ACC sẽ hướng dẫn quý khách cách đăng ký thế chấp nhà ở cụ thể như sau:

Thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở
Thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở

1. Điều kiện đăng ký thế chấp nhà ở

  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • -Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối với trường hợp thế chấp nhà ở đang cho thuê: Chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở đang cho thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.

2. Lệ phí đăng ký thế chấp nhà ở

  • Đối với đăng ký thế chấp nhà ở lần đầu lệ phí đăng ký 80.000 đồng/lần cấp.
  • Những trường hợp được miễn cấp lệ phí:
    • Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng thuộc một trong các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
    • Yêu cầu sửa chữa sai sót về nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng do lỗi của người thực hiện đăng ký;
    • Thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, xoá thông báo việc kê biên của Chấp hành viên theo quy định của pháp luật thi hành án;
    • Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân sau khi được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm;
Thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở
Thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở

3. Thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp nhà ở ( Mẫu số 01/ĐKTC)
  • Hợp đồng thế chấp nhà ở
  • Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở
  • Hợp đồng tín dụng (nếu có)
  • Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, nếu có yêu cầu miễn lệ phí đăng ký thế chấp.

Những giấy tờ sau có thể nộp bản chính hoặc bản chụp đồng thời xuất trình bản chính để đối chiếu:

  • Văn bản chứng minh thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản về việc đất được dùng để tạo lập tài sản gắn liền với đất có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
  • Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư;
  • Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư;
  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Văn bản cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký do Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp cấp;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ và xử lý đơn

  • Cá nhân, tổ chức nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND xã nơi có đất ( đối với hộ gia đình, cá nhân)
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận từ chối nhận hồ sơ đăng ký và trực tiếp hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký hoàn thiện hồ sơ hoặc cấp Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật; nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì sẽ có Văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ đi kèm với hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Trả kết quả

Văn phòng đăng ký đất đai trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo phương thức nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm theo lựa chọn của người yêu cầu đăng ký.

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về thực hiện các thủ tục liên quan đến cơ quan hành chính vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.
  • Không phải đi lại nhiều. ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ đơn giản, ACC thay mặt quý khách soạn thảo hồ sơ. Và luôn đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo