Thủ Tục Đăng Ký Sáng Chế Theo Hiệp Ước PCT Có Chỉ Định Việt Nam

Đời sống ngày càng phát triển, con người ngày càng mở mang được nhiều thứ hơn và sự sáng tạo cũng không ngừng nghỉ. Những sáng chế, phát minh ra đời ngày càng nhiều. Vậy nên việc đăng ký sáng chế là thủ tục cần thiết để vải vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu đối với những thành quả lao động trí óc của mình không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Vậy thủ tục Thủ tục đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam quy định như thế nào? ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ thủ tục đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn về điều kiện và thủ tục đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam. Mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây.

Thủ Tục Đăng Ký Sáng Chế Theo Hiệp Ước PCT Có Chỉ Định Việt Nam
Thủ Tục Đăng Ký Sáng Chế Theo Hiệp Ước PCT Có Chỉ Định Việt Nam

1. Hiệp ước PCT là gì?

Hiệp ước hợp tác về sáng chế có tên tiếng anh là Patent Cooperation Treaty (PCT) được ký kết ngày 19/6/1970 tại Washington và có hiệu lực từ ngày 01/6/1978. Việt Nam tham gia PCT ngày 10/3/1993.

PCT là một điều ước quốc tế với hơn 150 quốc gia kí kết, một hệ thống quy định một thủ tục nộp đơn không phức tạp cho người nộp đơn và đạt kết quả cuối cùng là được cấp bằng độc quyền sáng chế tại nhiều quốc gia khác nhau.

Nhưng cần phải nhận thức rõ rằng đây là hệ thống quy định về cách thức nộp đơn quốc tế chứ không phải là quy định về việc cấp bằng độc quyền sáng chế quốc tế. Thực chất không có cái gọi là bằng độc quyền sáng chế quốc tế, việc cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ được thực hiện tại từng quốc gia thành viên theo yêu cầu của người nộp đơn sáng chế.

2. Đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiếp ước PCT gồm những loại nào?

 Đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT (Đơn PCT), bao gồm:

  • Đơn có yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, được nộp tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam);
  • Đơn được nộp tại Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam).

3. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp thì cần điều kiện gì?

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp;

4. Hồ sơ đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam

  • Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế (theo mẫu);
  • Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
  • Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: bản mô tả, gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 của Hiệp ước);
  • Phí và lệ phí quốc gia.
  • Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

5. Cách thức nộp đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam?

  • Trực tiếp tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam) hoặc Văn phòng quốc tế.
  • Qua bưu điện.

6. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm như thế nào?

  • Nhận đơn quốc tế đăng ký sáng chế theo PCT tại Việt Nam;
  • Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước hợp tác về sáng chế - PCT;
  • Kiểm tra các khoản lệ phí có được nộp đúng hạn hay không;
  • Kiểm tra và xử lý đơn quốc tế theo quy định của Hiệp ước;
  • Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ: nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiến hành tiếp các công việc tiếp theo và các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn, trừ lệ phí gửi và lệ phí sao đơn quốc tế;
  • Gửi một bản (bản hồ sơ) của đơn đăng ký sáng chế cho Văn phòng quốc tế và một bản (bản tra cứu) cho cơ quan tra cứu quốc tế;
  • Gửi và nhận thư từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế.

7. Trình tự, thủ tục đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam?

Bước 1: Nộp đơn

Đơn sáng chế được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước nào là thành viên của PCT (kể cả Việt Nam). Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm nhận đơn, thu phí và lệ phí, kiểm tra và xử lý đơn quốc tế theo quy định của Hiệp ước PCT, gửi đơn cho Văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế.

Bước 2: Tra cứu quốc tế

Đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam được tra cứu tại một trong các cơ quan sở hữu trí tuệ: Áo, Úc, Nga, Hàn Quốc, Thụy Điển, cơ quan sáng chế Châu Âu. Kết quả tra cứu quốc tế sẽ có sau 16 tháng kể từ ngày đầu tiền hoặc 09 tháng kể từ ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi nhận đơn PCT có nguồn gốc tại Việt Nam được công báo của PCT sau 18 tháng kể từ ngày ưu tiên (là ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên).

Bước 4: Thẩm định sơ bộ quốc tế (tùy theo yêu cầu của người nộp đơn)

Đưa ra ý kiến sơ bộ và không có tính ràng buộc về việc yêu cầu bảo hộ trong đơn PCT có đáp ứng tiêu chuẩn về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp hay không.

Bước 5: Xử lý đơn trong giai đoạn nộp vào quốc gia là thành viên PCT

Hết thời hạn từ 30 – 31 tháng kể từ ngày ưu tiên (hoặc là ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên), người nộp đơn sáng chế cần phải tiến hành các thủ tục yêu cầu bảo hộ sáng chế tại các nước là thành viên Hiệp ước PCT mà người nộp đơn lựa chọn. Sau đó đơn này sẽ được xét nghiệm theo quy định của từng nước.

8. Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam?

  • Thời gian công bố đơn là 18 tháng kể từ ngày ưu tiên;
  • Thời gian thẩm định nội dung đối với đơn sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam là 12 tháng kể từ ngày có yêu cầu thẩm điịnh nội dung hoặc ngày công bố.

9. Đơn đăng ký sáng chế như thế nào thì bị coi là rút bỏ?

Ngoài những trường hợp bị coi là rút bỏ theo quy định của Hiệp ước và Quy chế thi hành Hiệp ước, trong trường hợp lệ phí quốc gia không được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc không có bản dịch ra tiếng Việt sau khi đã hết thời hạn quy định, đơn quốc tế có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam sẽ bị coi là rút bỏ.

10. Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam của ACC?

  • ACC luôn đảm bảo tỉ lệ ra bằng cao nhất cho quý khách hàng. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắắn ra giấy cho quý khách.
  • Giá dịch vụ là giá trọn gói, không phát sinh thêm bất kì chi phí khác.
  • Khách hàng không phải đi lại nhiều, chỉ cần cung cấp giấy tà và thông tin cho ACC, các bạn chuyên viên của ACC sẽ thay bạn làm những thủ tục còn lại.
  • ACC luôn hướng dẫn bạn thiết lập cơ sở đúng theo quy định với chi phí hợp lý và tiết kiệm cho cở sở kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (218 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo