Thủ Tục Đăng Ký Nhượng Quyền Thương Mại Từ Nước Ngoài Vào Việt Nam

Thủ Tục Đăng Ký Nhượng Quyền Thương Mại Từ Nước Ngoài Vào Việt Nam;

Hiện nay, việc phát triển kinh tế toàn cầu mang lại cho Việt Nam nhiều giải pháp kinh tế mới, trong đó có nhượng quyền thương mại.

Việc đẩy mạnh mở rộng thị trường thông qua hình thức nhượng quyền giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đảm bảo doanh thu ổn định cho bên nhượng quyền. Đồng thời, bên nhận nhượng quyền ngoài việc kinh doanh dưới thương hiệu của bên nhượng quyền, còn được chuyển giao phương thức kinh doanh tương ứng.

ACC với dịch vụ pháp lý “Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam” gửi đến quý khách hàng, với mong muốn cung cấp những thông tin pháp lý chính xác & đáng tin cậy nhất.

THIẾU HÌNH

 

1. Cơ sở pháp lý của thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

  • Luật Đầu Tư 2014;
  • Luật Thương Mại 2005;
  • Nghị Định 35/2006/NĐ – CP Quy Định Chi Tiết Về Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại;
  • Thông Tư 09/2006/TT – BTM Hướng Dẫn Đăng Ký Hoạt Động Nhượng Quyền Thương mại.

2. Điều kiện nhượng quyền thương mại vào việt nam

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua quyền thương mại với các danh mục thương mại. Cùng ngày xuất hiện càng nhiều quốc tế thương mại, quyền lợi thương mại đang thay đổi nhanh chóng vẻ mặt và xu hướng thị trường Việt Nam.

Để một thuơng nhân được nhượng quyền thương mại đối với thương hiệu của mình vào Việt Nam, cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Thứ nhất, hệ thống kinh doanh mà thương nhân dự định nhượng quyền thương mại phải hoạt động tối thiểu được 01 (một) năm;
  • Thứ hai, thương nhân đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Thứ ba, hàng hoá, dịch vụ nhượng quyền kinh doanh không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Thứ tư, nếu hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ nhận nhượng quyền chỉ được phép kinh doanh sau khi Cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

3. Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào việt nam

Thương nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Hồ sơ bao gồm:

  • 01 Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo Mẫu MĐ1 – tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT – BTM;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT – BTM;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận;
  • Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bản bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thứ cấp.

4. Thủ tục nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào việt nam

Thủ tục để thương nhân đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ – CP thì bên nhượng quyền nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt đôngh nhượng quyền thương mại. (Hồ sơ thủ tục đã đề cập ở phần trên)

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký thủ tục nhượng quyền thương mại là Bộ Công thương theo trình tự, thủ tục như sau:

  • Thứ nhất, Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ. Nếu đầy đủ hồ sơ, hợp lệ, hãy viết giấy biên nhận cho thương nhân.
    • Giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 03 liên theo mẫu TB-1A, TB-1B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, 01 liên giao cho thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và 02 liên lưu tại cơ quan đăng ký.
  • Thứ hai, Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng tối đa 02 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Công thương sẽ thông báo bằng bản tin để sửa chữa nhân viên, bổ sung hồ sơ. Thương nhân đăng ký có quyền yêu cầu Bộ Công thương giải thích những yêu cầu đó và Bộ Công thương có trách nhiệm trả lời.
    • Văn bản trả lời trong trường hợp này theo mẫu TB-2A, TB-2B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.
    • Thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bổ sung hồ sơ đầy đủ
  • Thứ ba, Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu S1, S2 và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản theo mẫu TB-3A, TB-3B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM.
    • Trong trường hợp từ chối đăng ký, Bộ Công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại (theo hình thức văn bản hoặc hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương):

Nội dung của hợp đồng do hai bên tự do thoả thuận theo quy định của Luật Việt Nam hoặc Luật nước ngoài, nhưng phải đảm bảo những nội dung sau nếu lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam (theo quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ – CP):

  • Nội dung của quyền thương mại;
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền;
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền;
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kì và phương thức thanh toán;
  • Thời gian có hiệu lực của hợp đồng;
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và các điều khoản giải quyết tranh chấp.

5. Đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại

Trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước tại khoản 2 Mục I của Thông tư 09/2006/TT – BTM chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh khác, thương nhân có trách nhiệm đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan đăng ký nơi mình chuyển đến.

Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 của Mục này. Trong hồ sơ đăng ký phải có thêm thông báo chấp thuận đăng ký trước đây của cơ quan đăng ký nơi thương nhân đã đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại địa bàn mới, thương nhân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký trước đây để ra thông báo chuyển đăng ký theo mẫu TB-6C tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này”.

6. Cách thức nộp hồ sơ

Thương nhân nộp trực tiếp cho Bộ Công thương hoặc nộp qua bưu điện đến địa chỉ của Bộ Công thương.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam của ACC:

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, luôn đảm bảo tỉ lệ ra thành công cho khách hàng. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ), ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, hồ sơ khó ACC thay mặt cho khách hàng soạn thảo.
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1046 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo