Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Mở Quán Ăn Đêm Cập Nhật 2024

Cho dù là mở quán ăn đêm bình dân, vỉa hè, hay kinh doanh một quán về đêm sang chảnh có quy mô lớn, thì việc xác định cần chuẩn bị những gì, số tiền vốn đầu tư… là những bước khởi đầu hết sức quan trọng. Vậy mở quán ăn đêm cần chuẩn bị những gì?

Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Mở Quán Ăn Đêm
Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Mở Quán Ăn Đêm

1. Chọn hình thức đăng ký kinh doanh quán ăn đêm như thế nào?

Nếu bạn mở quán bình dân thì sẽ đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể. Còn nếu quán lớn, vốn lớn, lượng nhân viên nhiều thì sẽ đóng thuế theo hình thức Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH MTV hoặc Công ty TNHH tùy theo mục đích của chủ doanh nghiệp.

2. Thủ tục xin mở quán ăn đêm cập nhật 2023

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Số vốn đăng ký kinh doanh;
  • Họ, tên, số và ngày cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
  • Kèm theo giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
  • Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thủ tục khi tiếp nhận hồ sơ

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
  • Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  • Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh.

4. Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cá nhân/ tổ chức sản xuất kinh doanh ngành nghề liên quan đến thực phẩm có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
  • Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh kèm theo bản sao chứng thực giấy xác nhận);
  • Cơ sở có thể đăng ký tham gia lớp tập huấn và xin cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nếu có dưới 03 người. Trường hợp trên 03 người cơ sở phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh kèm theo giấy khám sức khoẻ đã được cấp).
  • Giấy giới thiệu kèm bản sao CMND/CCCD (nếu người thực hiện thủ tục không phải người đại diện theo pháp luật).

5. Câu hỏi thường gặp

Hình thức mở quán ăn đêm?

Đối với việc đăng ký kinh doanh có hai hình thức:

- Đăng ký hộ kinh doanh

- Đăng ký doanh nghiệp (Công ty TNHH, Cổ phần…)

Tuy nhiên với mô hình quán ăn nhỏ và mở tại một địa điểm nên có thể đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những gì?

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Thủ tục đăng ký đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện như thế nào?

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Thuê cửa hàng như thế nào?

Trước tiên, hỏi xem mức phí chuyển nhượng của chủ nhà hàng mong muốn, sau đó hãy đàm phán mức giá bạn cho là hợp lý để giảm chi phí chuyển nhượng. Hãy xác định đúng chủ nhà cần thuê trước khi ký tránh trương hợp lừa đảo. Bạn cũng có thể dùng thêm phương án khác, để vài người bạn đi đến gặp chủ nhà và trả với mức giá thấp hơn. Đây cũng là phương án làm giảm giá thuê nhà của thị trường xuống giúp lay động chủ nhà,tuy không có gì là đảm bảo rằng bạn sẽ được giảm giá nhiều thế nhưng chủ nhà sẽ cân nhắc và chốt người có mức trả cao nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (985 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo