Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú thực hiện như thế nào?

Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú thực hiện như thế nào?

Để hôn nhân được công nhận trước pháp luật thì đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với mỗi cặp vợ chồng. Thủ tục này có thể được thực hiện ở nơi thường trú hoặc tạm trú. Trong giới hạn bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú thực hiện như thế nào?

1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”

Ngoài nơi cư trú theo Điều 1 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định như sau:

“...Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú..”

Như vậy thông thường thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai người, có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Tuy nhiên Nghị định 123/2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch còn quy định thêm: Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp. Hay nói cách khác nếu đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú thì phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.

Lưu ý không phải mọi thẩm quyền đăng ký kết hôn đều thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Đối với trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Và người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải cũng phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp.

2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn online trên cổng dịch vụ công

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

  • Chụp hình thẻ căn cước công dân của cả vợ và chồng (chụp hai mặt).
  • Điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu tờ khai đăng ký kết hôn, sau đó in và ký xác nhận.
  • Chụp hình giấy xác nhận Tình trạng hôn nhân.
  • Xem video hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy xác nhận Tình trạng hôn nhân tại link video (được đặt ở phần mô tả).

Lưu ý: Tùy vào nơi đăng ký kết hôn mà cần xin giấy xác nhận Tình trạng hôn nhân tương ứng.

Bước 2: Đăng nhập cổng dịch vụ công

  • Truy cập vào cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: dichvucông.gov.vn hoặc cổng dịch vụ công của tỉnh.
  • Đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập nếu đã có tài khoản.
  • Tại màn hình chính, chọn "dịch vụ công trực tuyến" và tìm kiếm "thủ tục đăng ký kết hôn".

Bước 3: Nhập thông tin và đính kèm hồ sơ

  • Tùy theo cổng dịch vụ công của mỗi tỉnh mà giao diện sẽ khác nhau.
  • Đính kèm các giấy tờ cần thiết như tờ khai đăng ký kết hôn, giấy xác nhận Tình trạng hôn nhân, và các tài liệu khác (nếu có).
  • Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của biểu mẫu.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận kết quả

  • Tra cứu tiến độ xử lý hồ sơ trên cổng dịch vụ công.
  • Khi hồ sơ đã hoàn thành, cả vợ và chồng cần đến trực tiếp cơ quan để ký và nhận giấy chứng nhận kết hôn.


3. Hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch về giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn, theo đó khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;

- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp;

- Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.

4. Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị hoàn tất những hồ sơ đã liệt kê ở trên, cả hai bên nam nữ mang hồ sơ đến nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn hoặc người yêu bạn đã đăng ký tạm trú để được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp Giấy chứng nhận kết hôn

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận kết hôn thì quan hệ hôn nhân của hai bên đã được pháp luật công nhận.

6. Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
  • Luật Hộ tịch năm 2014
  • Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013
  • Nghị định 123/2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của Luật ACC về việc đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về website http://accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo