Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế thì hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Xuất khẩu lao động) theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Đây được xem là một giải pháp quan trọng để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của người lao động trong nước thông qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực của đất nước, giải quyết nhu cầu việc làm, tạo thu nhập cao hơn cho người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài. Vậy thủ tục đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập hơn 90 ngày tại nước ngoài như thế nào thì hãy cũng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu quy định chung về lao động thực tập
Căn cứ pháp lý:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội;
- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối tượng thực hiện:
- Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (Có Giấy phép xuất khẩu lao động);
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
Điều kiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề:
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động chỉ được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng nhận lao động thực tập) và đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập); người lao động được doanh nghiệp đưa đi thực tập nâng cao tay nghề phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
- Ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập, cụ thể:
- Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề bằng 10% tiền vé máy bay một lượt từ nước mà người lao động đến làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký.
- Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề thực hiện việc ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và xuất trình xác nhận tiền ký quỹ tại thời điểm đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập.
- Tiền ký quỹ của doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề. Theo đó:
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền sử dụng tiền ký quỹ đối với Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới 90 ngày;
- Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền sử dụng tiền ký quỹ đối với Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian từ 90 ngày trở lên.
2. Quy trình đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập trên 90 ngày
Trình tự thực hiện:
Về nộp và tiếp nhận hồ sơ: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hợp đồng về Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cục Quản lý lao động ngoài nước tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ, nếu thiếu yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
Giải quyết của cơ quan thực hiện: Cục Quản lý lao động ngoài nước có văn bản trả lời doanh nghiệp trong vòng 10 ngày.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ gồm:
- Văn bản đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập theo mẫu tại Phụ lục số 06 của Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Bản sao Hợp đồng nhận lao động thực tập, có bản dịch bằng tiếng Việt;
- Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh;
- Giấy xác nhận ký quỹ của doanh nghiệp do ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ cấp.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp có hợp đồng đưa lao động đi thực tập nâng cao tay nghề đúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn, đưa lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời hạn dưới 90 ngày;
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả thực hiện: Công văn chấp thuận để doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
Lệ phí: 0 đồng.
Trên đây là những chia sẻ của ACC về thủ tục đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập hơn 90 ngày. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này. ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!
Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!
Nội dung bài viết:
Bình luận