Thủ Tục Đăng Ký Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sở Hữu Công Nghiệp

Các hoạt động sở hữu trí tuệ diễn ra khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Đặc biệt là hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng dòng tiền mặt vào thu nhập bằng cách chuyển giao quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ (trong đó có quyền sở hữu công nghiệp) của mình cho bên thứ ba. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là một trong những hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Khi tiến hành hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp phải lập hợp đồng và tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Thủ Tục Đăng Ký Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sở Hữu Công Nghiệp
Thủ Tục Đăng Ký Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sở Hữu Công Nghiệp

1. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Nếu như tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp là người tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, thì Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng; là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh; là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Đối với chỉ dẫn địa lý  thì chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

Việc phân định đâu là tác giả, đâu là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nhằm xác định chủ thể tham gia vào hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

2. Hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là một trong những hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Lợi ích của hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể bao gồm:

  • Tăng thu nhập cho doanh nghiệp, tăng giá trị vốn hóa từ đó nâng tầm vị thế doanh nghiệp trên thương trường.
  • Khuyến khích các hoạt động sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp cũng như bên ngoài, tạo sự năng động cho thị trường.
  • Từng bước đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thiên về đẩy mạnh phát triển, chuyển giao, ứng dụng khoa học-công nghệ.

3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, với các nội dung bắt buộc phải có gồm:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
  • Căn cứ chuyển nhượng.
  • Giá chuyển nhượng.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Thông qua các nội dung trên, các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thỏa thuận và ghi nhận các quyền, nghĩa vụ nội dung liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp.

Việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với đối tượng là các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu) tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp là điều kiện tiên quyết để hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

Hợp đồng phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải nộp kèm theo bản dịch hợp đồng sang tiếng Việt. Và phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai ở từng trang nếu hợp đồng có từ 02 trang trở lên.

Với những nội dung nêu trên, để lập một hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ khai thác hết toàn bộ vai trò của nó thì Doanh nghiệp cần có đội ngũ pháp lý hỗ trợ chuyên sâu về vấn đề này (ACC hân hạnh cung cấp dịch vụ soạn thảo Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập

5. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN;
  • 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”

6. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Khi người nộp hồ sơ đã nộp đủ bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ những tài liệu kể trên, chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ cụ thể như sau:

1. Trường hợp hồ sơ hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cũng như thông tin kê khai chính xác, đúng quy định):  

  • Trong vòng 02 tháng Cục Sở hữu trí tuệ xử lý hồ sơ, sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
  • Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó; hoặc (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp): Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;
  • Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
  • Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

2. Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thiếu sót:

  • Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
  • Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo được ký mà người nộp hồ sơ không sửa chữa/sửa chữa không đúng hoặc không có ý kiến phản đối/có ý kiến nhưng không được chấp nhận thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng.

7. Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng

Không phải mọi trường hợp đều được phép chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tự do mà phải tuân theo các quy định về hạn chế chuyển nhượng. Theo đó:

  • Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
  • Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

8. Phí, lệ phí đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Phí, lệ phí người nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải nộp được quy định tại Thông tư số 263/2017/TT-BTC, theo đó các khoản phí,lệ phí bao gồm:

  • Phí thẩm định: 230.000 đồng;
  • Phí đăng bạ: 120.000 đồng;
  • Phí công bố: 120.000 đồng

Nếu hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đối với các đối tượng trên cho văn bằng bảo hộ thứ 2 trở lên, thì mỗi văn bằng thu thêm 350.000 đồng bao gồm phí thẩm định, phí đăng bạ.

Trường hợp hồ sơ đăng ký cho Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thứ 2 trở lên thì nộp thêm 530.000 đồng, nếu là nhãn hiệu liên kết thì phải nộp thêm 180.000 đồng phí tra cứu.

9. Dịch vụ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của ACC:

Tự hào là đơn vị hàng đầu về thủ tục Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, ACC luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả năng thực hiện.

Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện. Chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh và cả quý khách.

Khi sử dụng dịch vụ của ACC, quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.

Thu thập thông tin và tiến hành thay mặt quý khách hàng soạn thảo những hồ sơ liên quan trong thời hạn nhanh nhất nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (549 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo