Thủ tục đăng ký giấy cam kết bảo vệ môi trường 2024

Bảo vệ môi trường, luôn là vấn đề được đề cập nhiều nhất trên toàn thế giới. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại là do nhiều doanh nghiệp, tổ chức vì lợi nhuận mà bỏ quên yếu tố bảo vệ môi trường, dẫn đến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để bảo vệ môi trường, pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam đã ban hành những quy định về bảo vệ môi trường. Cụ thể, pháp luật Viêt Nam quy định các chủ dự án, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường trước khi hoạt động.

Thủ tục đăng ký giấy cam kết bảo vệ môi trường
Thủ tục đăng ký giấy cam kết bảo vệ môi trường

1. Cam kết bảo vệ môi trường là gì và ý nghĩa?

  • Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng động. Thông qua việc cam kết bảo vệ môi trường, các nguồn tác động đến môi trường dự án sẽ được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các phương án thích hợp bảo vệ môi trường.
  • Ý nghĩa của Cam kết bảo vệ môi trường: Cam kết bảo vệ môi trường, giúp nâng cao ý thức của Toàn dân nói chung, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc bảo vệ môi trường; Từ đó cải thiện và bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta. Ngoài ra, khi các tổ chức, cá nhân vi phạm làm ảnh hưởng môi trường cũng sẽ bị xử phạt nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường:

  • Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các đối tượng sau phải lập cam kết bảo vệ môi trường:
  • Chủ các dự án, tổ chức, cá nhân đề xuất các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là chủ dự án) sau phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:
  • Dự án có tính chất, quy mô, công suất đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.
  • Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo các đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
  • Những trường hợp thay đổi địa điểm thực hiện;
  • Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;
  • Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Thủ tục đăng ký giấy cam kết bảo vệ môi trường
Thủ tục đăng ký giấy cam kết bảo vệ môi trường

3. Hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường.

  • Để thực hiện thủ tục đăng ký giấy cam kết bảo vệ môi trường, Chủ dự án, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
  • Đơn xin xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung: 01 bản (bản chính).
  • Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận trước đó: 01 bản (bản sao).
  • Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường trước đó: 01 bản (bản sao có chứng thực).
  • Bản dự thảo báo cáo đầu tư điều chỉnh ;hoặc báo cáo đầu tư điều chỉnh hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh hoặc phương án sản xuất kinh doanh điều chỉnh hoặc tài liệu tương đương của dự án; hồ sơ mặt bằng sử dụng đất: 01 bản (bản chính).
  • Bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung: bằng số lượng bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận trước đó.
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) của dự án: 01 bộ.
  • Bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án bằng tiếng Việt: 03 bộ (nếu dự án nằm trên phạm vi từ 02 huyện; thành phố trở lên; UBND cấp huyện; thành phố nơi xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường có trách nhiệm gửi UBND huyện; thành phố có liên quan 01 bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận).

4. Cơ quan có thẩm quyền:

  • Căn cứ Điều 19 Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định:
    • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của:
      • Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
      • Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
      • Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    • Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này;
    • Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng văn bản;
    • Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.
  • Theo đó, tùy vào đơn vị xin cấp giấy cam kết bảo vệ môi trường là tổ chức, cá nhân, hay hộ gia đình mà cơ quan có thẩm quyền xử lý sẽ khác nhau.

5. Trình tự, thủ tục đăng ký giấy cam kết bảo vệ môi trường:

Bước 1: Nộp hồ sơ.

  • Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy cam kết bảo vệ môi trường đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung để thực hiện theo quy định.
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền giao biên nhận cho người nộp hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ:

  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tổ chức thẩm định:
  • Cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường. Trong trường hợp cần thiết sẽ tiến hành lấy mẫu; phân tích; tham vấn, xem xét cấp quyết định việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy xác nhận.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định; Cơ quan có thẩm quyền xem xét; cấp Giấy xác nhận;
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định, Cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.
  • Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến Cơ quan có thẩm quyền xem xét; trường hợp cần thiết, Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận.
  • Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, Cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4. Nhận kết quả.

  • Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ (nộp hồ sơ ở đâu thì đến cơ quan đó lấy kết quả) theo ngày hẹn ghi trên biên nhận (giấy hẹn)
  • Theo quy định của pháp luật thì thời gian giải quyết là 05 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ, đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1124 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo