Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh vàng bạc [2024]

Tiệm vàng bạc là những nơi mà bạn có thể tiến hành trao đổi, mua bán vàng bạc trang sức. Tiệm vàng có nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, có thể hoạt động theo quy mô nhỏ do cá nhân sở hữu hoặc cũng có thể hoạt động theo quy mô lớn bao gồm nhiều tiệm vàng trên cùng một hệ thống. Trong bài viết sau đây, ACC xin gửi tới bạn đọc thông tin về thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh vàng bạc năm 2023. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Thu Tuc Dang Ky Dia Diem Kinh Doanh Vang Bac
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh vàng bạc [2023]

1. Khái niệm địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là cơ sở để diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa và dịch vụ (theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).
Thủ tục Đăng ký địa điểm kinh doanh với Sở kế hoạch – Đầu tư là thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi mở rộng hoạt động kinh doanh khác ngoài trụ sở chính của công ty như: mở thêm cửa hàng, văn phòng giao dịch, nhà hàng, xưởng sản xuất, nhà kho, trung tâm tư vấn trực thuộc… So với các hình thức đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh hay văn phòng đại diện, khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý, kê khai nhưng vẫn đáp ứng được các điều kiện của việc mở rộng kinh doanh ngoài trụ sở chính.

2. Điều kiện doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức?

Với mỗi loại vàng, trang sức thì điều kiện kinh doanh lại được quy định khác nhau. Cụ thể:

2.1 Doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

– Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức thì việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức còn phải có trách nhiệm trong việc:

  • Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
  • Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
  • Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
  • Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

2.2  Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Trong trường hợp là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng thì phải đáp ứng các điều kiện:

  • Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
  • Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
  • Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Trong trường hợp là tổ chức tín dụng kinh doanh vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
  • Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
  • Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

2.3  Doanh nghiệp kinh doanh vàng nguyên liệu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Hoạt động kinh doanh vàng nguyên liệu chỉ được thực hiện dưới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu. Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu thì căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung – cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng.

3. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh vàng bạc năm 2023

Bước 1: Thông báo về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Nội dung thông báo gồm:

- Mã số doanh nghiệp; 

- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh; Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh; Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, căn cước công dân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

– Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ + bản sao y CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp quyết định mở địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi Thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc Đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Sau khi hoàn thiện bộ hồ sơ theo quy định, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, có nhu cầu đăng ký địa điểm kinh doanh để làm cửa hàng bán lẻ tại Vĩnh Phúc thì Công ty A phải nộp hồ sơ lập địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh donah tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện nay, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo các hình thức như sau:

– Nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.

– Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh có văn bản thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần thực hiện sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu trong văn bản thông báo nhận được và thực hiện nộp hồ sơ lại từ đầu.

Thời gian giải quyết: 3-5 ngày làm việc.

Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.

4. Một số câu hỏi liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại đâu?

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty:

  • Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty.

Địa điểm kinh doanh có được phát sinh hoạt động kinh doanh không?

Có, địa điểm kinh doanh hoàn toàn có thể được quyền phát sinh hoạt động kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Vì được phát sinh hoạt động kinh doanh nên địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài với mức thuế là: 1.000.000 đồng/năm. Năm đầu thành lập địa điểm kinh doanh được miễn thuế môn bài nếu công ty hoặc chi nhánh chủ quản đang được miễn thuế môn bài.

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh?

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

5. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

>>>Tại ACC cũng cung cấp Công văn 1379/BHXH-BT, mời bạn đọc tham khảo!!

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh vàng bạc năm 2023 . Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo