Bảo vệ môi trường là một trong những quan tâm hàng đầu hiện nay. Bất kể hoạt động phát triển kinh doanh nào cũng phải đi kèm với việc xem xét xem nó có ảnh hưởng đến môi trườn không? ảnh hưởng như thế nào? và làm thế nào để khắc phục những ảnh hưởng đó. Chính vì vậy, mà Luật môi trường đưa ra các quy định về đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh sắp và đã bước vào quá trình hoạt động. Trong đó bao gồm trách nhiệm lập và Đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin hữu ích về Thủ tục đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản để bạn tham khảo.
Đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
1. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là gì?
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
2. Đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và không có một trong các văn bản sau:
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
+ Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
+ Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
- Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung trước ngày 01/4/2015 hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
+ Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường
3. Trình tự thủ tục đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức, công dân đi thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- 1 văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13
ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT;
- 3 bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản (có chữ ký của chủ cơ sở ở phía dưới
từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng); trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:
+ Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT
+ Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tổ chức cá nhân thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường/ UBND cấp huyện/ UBND cấp xã
- Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn thuần trong những trường hợp sau đây:
a) cơ sở vật chất nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên.
b) cơ sở nằm trên vùng biển mang chất thải đưa vào địa bàn thức giấc xử lý.
c) hạ tầng có quy mô, thuộc tính tương đương mang đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo kê môi trường theo quy định của luật pháp về đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định tác động môi trường và kế hoạch kiểm soát an ninh môi trường.
- Ủy ban nhân dân cấp quận xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12, Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
- Ủy ban quần chúng cấp thị trấn xác nhận đăng ký đề án đơn thuần lúc được Ủy ban nhân dân quận giao cho bằng văn bản.
Công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ: Khi nhận được hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, cán bộ thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện các việc sau đây:
+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không đúng quy định thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối nhận hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện theo đúng quy định.
+ Nếu hồ sơ đúng quy định thì ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ;
+ Vào Sổ tiếp nhận hồ sơ;
+ Cấp cho người đề nghị xác nhận đăng ký phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cán bộ của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển ngay hồ sơ cho phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để thẩm định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tiến hành xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đúng quy định, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tiến hành đăng ký tổ chức xem xét, đánh giá đề án bảo vệ môi trường đơn giản và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định.
Trường hợp cần thiết phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện có Quyết định thành lập đoàn kiểm tra đến khảo sát, kiểm tra thực tế tại cơ sở, mời chuyên gia viết nhận xét về đề án, xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan (trường hợp địa điểm của cơ sở có nằm trên địa bàn của đơn vị hành chính cấp huyện khác) để đánh giá đề án
Bước 4: Trả kết quả
Có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết một trong hai (02) trường hợp sau đây (chỉ một lần duy nhất):
+ Đề án bảo vệ môi trường đơn giản phải chỉnh sửa, bổ sung để được cấp giấy xác nhận đăng ký, kèm theo yêu cầu cụ thể về việc chỉnh sửa, bổ sung;
+ Đề án bảo vệ môi trường đơn giản không đủ điều kiện cấp giấy xác nhận đăng ký (nêu rõ lý do).
Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản không phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc đã được tổ chức, cá nhân chỉnh sửa bổ sung theo đúng yêu cầu, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản không đủ điều kiện cấp giấy xác nhận đăng ký. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập lại đề án bảo vệ môi trường đơn giản và gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để đăng ký lại theo quy định.
Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại nơi mình nộp hồ sơ sau khi xuất trình phiếu hẹn trả kết quả.
4. Các câu hỏi thường gặp khi thực hiệ thủ tục đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Tổ chức kinh doanh có cơ sở năm trên 02 địa bàn huyện thì nộp hồ sơ đề án bảo vệ môi trường đơn giản ở đâu?
Nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường
Thủ tục đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có lâu không?
10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Ai phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản?
Cơ sở đã hoạt động nhưng chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Trong hồ sơ xin xác nhận cần chuẩn bị mấy đề án bảo vệ môi trường đơn giản?
03 bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Trên đây là các thông tin ACC cung cấp đến quý bạn đọc về thủ tục đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Trên thưc tế thực hiện có thể phát sinh các vướng mắc bất cập, nếu bạn có thắc mắc gì về Thủ tục đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận