Việc tạo ra một giải pháp hữu ích để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và tiết kiệm nhiên liệu trong hoạt động lao động, sản xuất và kinh doanh là cần thiết. Tạo ra một giải pháp hữu ích là một quá trình công phu và phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự sáng tạo, đầu tư về cả thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy, tránh để bị đánh cắp giải pháp hữu ích, tổ chức, cá nhân sau khi tạo ra thành công giải pháp hữu ích cần phải đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích nhằm xác lập quyền sở hữu và độc quyền đối với sáng tạo của mình. Vậy, trình tự và thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích như thế nào?
1. Giải pháp hữu ích là gì?
- Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp hữu ích phải do hoạt động lao động sáng tạo của con người chứ không phải sản phẩm của tự nhiên.
- Có thể hiểu giải pháp hữu ích là sản phẩm dưới dạng một kết cấu như máy móc, thiết bị, linh kiện, dụng cụ, hoặc dưới dạng một chất như vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, … Ngoài ra giải pháp hữu ích có thể là quy trình như quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, sản xuất, chế tạo, …
2. Điều kiện đăng ký và quyền nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích
Để được đăng ký bảo hộ giai pháp hữu ích phải đảm bảo các điều kiện sau đây
- Giải pháp hữu ích phải có tính mới: Nghĩa là sản phẩm phải có tính mới so với các sản phẩm khác, và tính mới của sản phẩm phải chưa được bộc lộ mang tính công khai ở bất kỳ đâu cả trong nước và thế giới hoặc dưới bất kỳ hình thức nào.
- Sản phẩm phải có trình độ sáng tạo: sản phẩm phải mang tính sáng tạo và tạo ra sản phẩm không phải dễ dàng nhưng không nhất thiết phải là người có trình độ chuyên môn hoặc không hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật.
- Sản phẩm được tạo ra phải mang khả năng áp dụng công nghiệp: Mục đích tạo ra sản phẩm đểcó thể tạo ra/thực hiện được việc chế tạo, sản xuất các sản phẩm đồng loạt giống sản phẩm mẫu ban đầu.
- Lưu ý: Những đối tượng sau đây không được đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiệ trò chơi, kinh doanh; …
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật; giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Quyền nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích
- Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích:
- Tác giả tạo ra giải pháp hữu ích bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật.
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra giải pháp hữu ích thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
- Người có quyền đăng ký theo quy định của pháp luật thì có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
3. Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích
Sau khi xét thấy giải pháp hữu ích đủ điều kiện đăng ký bảo hộ thì Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký thì chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (theo mẫu do cục sở hữu trí tuệ ban hành);
- Bản mô tả giải pháp hữu ích: phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Có đầy đủ các thông tin, … bao gồm các nội dung sau đây:
- Chỉ số phân loại sáng chế quốc tế
- Tên gọi của giải pháp kỹ thuật; lưu ý: tên giải pháp hữu ích phải ngắn gọn, rõ ràng và thể hiện vắn tắc được dạng đối tượng, chức năng hoặc lĩnh vực kỹ thuật và bản chất của đối tượng; phù hợp với bản chất của giải pháp hữu ích như được thể hiện chi tiết phần mô rả chất kỹ thuật của giải pháp hữu ích của bản mô tả.
- Lĩnh vực kỹ thuật trong đó giải pháp kỹ thuật được sử dụng hoặc có liên quan;
- Bản chất của giải pháp kỹ thuật
- Mô tả vắn tắc các hình vẽ kèm theo
- Ví dụ thực hiện giải pháp kỹ thuật
- Tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn
- Hiệu quả của pháp kỹ thuật mang đến.
- Yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích: dùng để xác định phạm vi bảo hộ của giải pháp hữu ích;
- Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán,… nhằm mục đích làm rõ bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả SC/GPHI
- Bản tóm tắc SC/GPHI: Nhằm công bố một cách vắn tắc bản chất của giải pháp hữu ích, gồm những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin.
- Tài liệu xác nhận quyền nộp hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác;
- Giấy ủy quyền (nếu cần);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố;
- Bản tiếng việt của bản mô tả SC/GPHI, yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắc SC/GPHI, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
4. Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Người nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, hoặc văn phòng đại điện tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xử lý
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận sẽ thực hiện những công việc sau:
- Trao cho người nộp đơn giấy xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ;
- Kiểm tra hình thức đơn có hợp lệ theo quy định của pháp luật không:
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận ra thông báo từ chối nhận đơn, và trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý từ chối nhận đơn.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận ra thông báo về việc chấp nhận đơn cho người nộp đơn.
- Thẩm định nội dung đơn: Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích:
- Trường hợp sản phẩm đăng ký bao hộ được lập trong hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Đồng thời sản phẩm sẽ được ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Sau đó sản phẩm sẽ được công bố trên Công báo sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp sản phẩm đăng ký bảo hộ được lập trong bộ hồ sơ không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật thì Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ và nêu rõ lý do;
Bước 3: Nhận kết quả
- Nếu sản phẩm đăng ký bảo hộ đáp ứng đủ điều kiện thỉ Tổ chức, cá nhân đã đăng ký nhận Văn bằng bảo hộ từ Cục sơ hưu trí tuệ.
Nội dung bài viết:
Bình luận