Quy Định Thủ Tục Đăng Kí Bản Quyền Thương Hiệu 2023

Vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, cùng với đó, nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền nhãn hiệu, quyền thương hiệu liên quan ngày càng được nâng cao. Các chủ thể đã tích cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký bản quyền thương hiệu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về quy định thủ tục đăng kí bản quyền thương hiệu 2019.

Quy định thủ tục đăng kí bản quyền thương hiệu 2020
Quy định thủ tục đăng kí bản quyền thương hiệu 2020

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Lưu ý: thương hiệu, logo, hình ảnh, slogan,... là những tên gọi khác của thuật ngữ pháp lý “nhãn hiệu”)

2. Tại sao nên đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Đăng kí bảo hộ thươn hiệu có thể giúp doanh nghiệp tránh bị bên khác sao chép và sử dụng trái pháp luật nhằm trục lợi. Khi được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu có quyền yêu cầu chấm dứt sử dụng đến các bên sử dụng khi không có sự đồng ý của mình, thủ tục này có thể tiến hành bằng cách thoả thuận dân sự hoặc các bước tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.

3. Một số trường hợp không chấp nhận bảo hộ thường là như thế nào?

Theo quy định và thực tiễn hoạt động có thể nhận thấy rằng, việc đăng ký độc quyền bị từ chối bảo hộ khi rơi vào các trường hợp:

  • Dùng tên hành chính của một quốc gia để đăng ký cho ản phẩm dịch vụ của mình.
  • Dùng các tên riêng của danh nhân văn hoá, người nổi tiếng để làm nhãn hiệu của mình.
  • Dùng tên các chỉ dẫn địa lý để đặt làm thương hiệu của mình mà chưa có sự đồng ý hoặc không có bất kỳ sự liên quan nào.
  • Một số mẫu nhãn hiệu gây nhầm lẫn về hình ảnh, âm tiết và cấu trúc từ ngữ của nhãn hiệu muốn đăng ký với các mẫu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

4. Yêu cầu hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị

  • Mẫu thương hiệu đã được thiết kế hoặc đã được sử dụng trong thực tế. Nếu thương hiệu là chữ chỉ cần cung cấp (đọc qua điện thoại hoặc gửi email);
  • Phạm vi bảo hộ: thương hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ nào. Ví dụ: Thương hiệu là chữ “Nescaphe” cần bảo hộ cho “sản phẩm café” hoặc thương hiệu là chữ “dulichvui” cần bảo hộ cho “dịch vụ du lịch”…;
  • Mô tả sơ bộ về thương hiệu: nếu thương hiệu hình thì cho biết ý tưởng của thương hiệu, nếu thương hiệu là chữ mà có nghĩa thì cho biết ý nghĩa của từ, nếu là tiếng nước ngoài thì cho biết ý nghĩa của tiếng việt tương ứng.

5. Trình tự cấp bảo hộ thương hiệu

Bước 1: Tiếp nhận đơn xin bảo hộ thương hiệu

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn xin bảo hộ thương hiệu

  • Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn xin bảo hộ thương hiệu, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Kiểm tra các thông tin trong đơn đã được điền đầy đủ và chính xác theo quy định chưa;
  •  Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn:
    • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
    • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn xin bảo hộ thương hiệu

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn xin bảo hộ thương hiệu

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

6. Thời gian bảo hộ là bao lâu?

Khi đăng ký bảo hộ, thương hiệu được bảo hộ 10 năm, sau đó có thể đăng ký gia hạn thêm khi hết hạn.

7. Trong trường hợp có tranh chấp khi đăng ký, thì cách giải quyết của các bên có liên quan đến thương hiệu thế nào?

  • Trong trường hợp có tranh chấp về thương hiệu, một số vấn đề cần lưu ý:
  • Nếu trong gia đoạn đăng ký thủ tục bảo hộ, các bên có thể yêu cầu kiến nghị đến Cục sở hữu trí tuệ để giải quyết, hoặc có bên có thể liên hệ với nhau để thoả thuận hoặc yêu cầu giải quyết.
  • Giai đoạn đã được cấp văn bằng bảo hộ: nếu có tranh chấp hoặc các bên cho rằng, thương hiệu đã gây nhầm lẫn và làm tổn hại đến thương hiệu của mình. Chủ sở hữu có thể yêu cầu cục sở hữu trí tuệ giải quyết theo yêu cầu, hoặc yêu cầu toà án nhân dân thụ lý giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (494 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo