Thủ tục đăng ký bản quyền kịch bản đã có thay đổi, bài viết cung cấp trình tự đăng ký bản quyền kịch bản theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
1. Kịch bản là gì và tại sao cần đăng ký bản quyền kịch bản?
Theo định nghĩa thông thường, kịch bản là vở kịch ở dạng văn bản. Khi chuẩn bị truyền tải một câu chuyện, làm một video hay một bộ phim thì lên kịch bản chi tiết về nội dung là khâu rất cần thiết. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực đặc thù mà có nhiều loại kịch bản như kịch bản văn học, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh truyền hình,…Kịch bản là một dạng tác phẩm, là sản phẩm trí tuệ của con người, nó thể hiện nội dung mà tác giả muốn truyền tải, thực hiện và được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, hiện nay với sự bùng nổ của internet và số lượng người dùng đang ngày một tăng lên, rất nhiều đối tượng lợi dụng sự lỏng lẻo của quy định pháp luật mà vi phạm bản quyền tác phẩm, vi phạm quyền tác giả của các tác phẩm trí tuệ một cách công khai. Nhiều tác giả đã biết tự bảo vệ mình bằng cách đăng ký bản quyền cho tác phẩm kịch bản của mình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm do mình sáng tạo ra, hạn chế hành vi ăn cắp bản quyền từ các đối tượng xấu.
2. Ai có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền kịch bản?
Tác giả của kịch bản, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản có quyền nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện đăng ký bản quyền kịch bản với cơ quan có thẩm quyền để xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình
3. Hồ sơ đăng ký bản quyền kịch bản
Hồ sơ đăng ký bản quyền kịch bản bao gồm:
- Tờ khai Đăng ký bản quyền kịch bản theo mẫu
- Hai bản sao kịch bản đăng ký quyền tác giả.
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu kịch bản có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả đối với kịch bản thuộc sở hữu chung.
4. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký bản quyền kịch bản
Cục bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
5. Thời gian đăng ký bản quyền kịch bản
Thời gian đăng ký bản quyền kịch bản sẽ là 15 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được chấp nhận hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan đăng ký thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
6. Lệ phí đăng ký bản quyền kịch bản
Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí khi tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với kịch bản theo quy định của pháp luật, mức phí khác nhau giữa các loại kịch bản thuộc các lĩnh vực khác nhau.
7. Trình tự đăng ký bản quyền kịch bản
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bản quyền tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
Hình thức: Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp giấy đăng ký giấy chứng nhận quyền tác giả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục Bản quyền tác giả xem xét tính hợp lệ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận cho người nộp đơn.
8. Dịch vụ Đăng ký bản quyền kịch bản của ACC
ACC tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và đăng ký bản quyền kịch bản cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm tại Việt Nam.
Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, khách hàng sẽ được chúng tôi cung cấp dịch vụ sau:
- Tư vấn về thủ tục, thời gian, các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký Bản quyền kịch bản;
- Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền kịch bản chính xác, nhanh chóng;
- Đại diện Quý khách hàng làm việc với Cục Bản quyền tác giả;
- Thay mặt Quý khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ;
- Tiếp nhận Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền kịch bản và chuyển cho khách hàng theo yêu cầu.
- Dịch vụ trọn gói, không phát sinh.
- Quý khách không phải đi lại nhiều, nhận kết quả tận nơi.
- Chi phí hợp lý, tiết kiệm nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận