Thủ tục dán nhãn năng lượng hàng hóa tự nguyện 2024

Nhãn dán năng lượng là một loại tem dán cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị điện. Khi mua sắm một số thiết bị, đặc biệt là các thiết bị điện dân dụng, bên cạnh nhãn hàng hóa thông thường, chúng ta có thể thấy một “Nhãn năng lượng” - Đây là một phần trong chính sách khuyến khích tiết kiệm năng lượng mà doanh nghiệp cần biết và áp dụng trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường. Sau đây ACC sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến “Thủ tục dán nhãn năng lượng hàng hóa tự nguyện” theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thủ tục dán nhãn năng lượng hàng hóa tự nguyện
Thủ tục dán nhãn năng lượng hàng hóa tự nguyện

1. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 21/2011/NĐ-CP
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg
  • Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
  • Thông tư 36/2016/TT-BTC
  • Nghị định 134/2013/NĐ-CPNghị định 134/2013/NĐ-CP

2. Khái niệm nhãn năng lượng hàng hóa là gì?

Khái niệm nhãn dán năng lượng:

  • Theo quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
  • Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì.
  • Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường

Các loại nhãn dán năng lượng

Theo Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP nhãn năng lượng có hai loại:

  1. Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
  2. Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại. 

3. Vì sao phải dán nhãn năng lượng hàng hóa

  • Nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm mà mình mua và sử dụng, giúp nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm
  • Tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất
  • Đối với cơ quan kiểm soát: Dễ dàng trong quá trình kiểm tra chất lượng.

4. Các loại thiết bị phải thực hiện đăng ký nhãn dán năng lượng.

Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg.

  • Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
  • Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
  • Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
  • Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Thủ tục dán nhãn năng lượng hàng hóa tự nguyện
Thủ tục dán nhãn năng lượng hàng hóa tự nguyện

5. Các loại thiết bị không phải đăng ký nhãn dán năng lượng

Thông tư 36 quy định về dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu lực thi hành 10/2/2017 quy định cụ thể, chi tiết 4 nhóm đối tượng nằm trong diện được miễn trừ việc dán nhãn năng lượng.

  • Hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập - tái xuất; Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;
  • Hàng hóa doanh nghiệp trong nước sản xuất, gia công phục vụ xuất khẩu (không tiêu thụ trong nước);
  • Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân;
  • Hàng hóa nhập khẩu phi thương mại: Hành lý cá nhân, hàng hóa ngoại giao; hàng hóa tham gia triển lãm, hội chợ; Quà biếu, tặng; Hàng hóa, vật tư phụ tùng, linh kiện nhập khẩu đơn chiếc phục vụ mục đích sử dụng, thay thế trong các công trình, dự án đầu tư, phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp Luật.

6. Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư 36/2016/TT-BCT.
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
  • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

7. Thủ tục đăng ký nhãn dán năng lượng tự nguyện

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký dãn nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương

Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ theo các cách sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Bộ Công thương
  • Nộp qua mạng tại địa chỉ: https://dichvucong.moit.gov.vn/HomePage.aspx

Bước 2: Dán nhãn

  • Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký.
  • Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
    • Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
    • Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
    • Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
    • Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.

Bước 3. Thực hiện dán nhãn năng lượng

  • Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
  • Hàng năm, các cơ sở này có trách nhiệm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương; đồng thời, cơ sở phải thống kê về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị được dán nhãn năng lượng đã đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01/3 năm tiếp theo.

* Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng

  1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện.
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
  1. Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại;
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: máy phô tô copy, màn hình máy tính, máy in;
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: máy tính xách tay đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: máy tính xách tay từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
  1. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới)
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
  • Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
  1. Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 quyết định này.

8. Xử phạt khi không dán nhãn năng lượng theo quy định

  • Theo quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP thì Đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
    • Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần thứ nhất;
    • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng sau khi đã bị phạt cảnh cáo.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo