Thủ Tục Công Chứng Vi Bằng (Cập Nhật 2024)

Hiện nay nhiều người truyền tai nhau về một thủ tục có giá trị tương tự như công chứng nhưng không cần đến văn phòng công chứng, đó là thủ tục công chứng vi bằng. Dù chưa hiểu rõ về thủ tục này, đồng thời với tên gọi không rõ ràng đó đã khiến cho chúng ta hiểu sai về hoạt động này, từ đó dẫn đến những hậu quả pháp lý khó tránh khi thực hiện các giao dịch dân sự. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về thủ tục này.

Thủ tục công chứng vi bằng
Thủ tục công chứng vi bằng

1. Công chứng vi bằng là gì?

1.1 Vi bằng

Tại Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về vi bằng như sau:

- Là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật. Do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

1.2 Công chứng vi bằng

- Từ định nghĩa về vi bằng, chúng ta có thể thấy thủ tục công chứng vi bằng chỉ là một cách nói miệng với nhau trong xã hội mà không mang tính chuyên môn pháp lý. Về bản chất pháp lý, vi bằng và công chứng là hai loại thủ tục hành chính hoàn toàn khác nhau. Do đó, không thể coi vi bằng có tính chất tương tự như công chứng. 

- Công chứng viên chỉ công chứng văn bản vi bằng nếu như đó tương tự các giấy tay, hợp đồng viết tay...giữa các bên và kèm theo đó có đủ các tài liệu, giấy tờ khác kèm theo để chứng minh giao dịch hợp pháp theo quy định của Luật công chứng.

Dịch vụ công chứng không cần dùng bản gốc có được không? Chi phí công chứng hiện này là bao nhiêu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Dịch vụ công chứng

2. Các trường hợp công chứng vi bằng

Do giá trị pháp lý của thủ tục công chứng vi bằng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận nội dung của sự kiện, hành vi có kèm theo hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác mà không ghi nhận tính hợp pháp của giao dịch. Do đó, Bộ tư pháp khuyến nghị chỉ lập công chứng vi bằng đối với các trường hợp sau:

– Xác nhận về tình trạng nhà đất liền kề trước khi xây dựng công trình.

– Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê hay mua nhà.

– Xác nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm.

– Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái quy định của pháp luật.

– Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn hoặc thừa kế.

– Xác nhận mức độ ô nhiễm.

– Xác nhận về sự chậm trễ trong việc thi công công trình.

– Xác nhận về tình trạng công trình khi nghiệm thu.

– Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do cá nhân khác gây ra.

– Xác nhận các sự kiện pháp lý theo quy định của pháp luật.

– Xác nhận giao dịch không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chức, những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục công chứng vi bằng

Thủ tục công chứng vi bằng được quy định tại Điều 39, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Cụ thể, trình tự thực hiện diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Phiếu yêu cầu lập công chứng vi bằng

- Văn bản thỏa thuận về việc lập công chứng vi bằng, trong đó phải có các nội dung chủ yếu bao gồm: Nội dung cần lập công chứng vi bằng, địa điểm diễn ra, chi phí, tạm ứng…

- Giấy tờ pháp lý cá nhân: CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu...của người yêu cầu lập công chứng vi bằng.

- Tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng

Bước 2: Nộp hồ sơ và tiến hành

- Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Văn phòng Thừa phát lại.

- Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng.

- Người yêu cầu ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

- Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mình chứng kiến và ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để thực hiện đăng ký.

Bước 3: Nộp phí và nhận kết quả

- Thừa phát lại gửi vi bằng cho người có yêu cầu.

- Lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại một bản.

Trên đây là hướng dẫn của Công ty luật ACC về thủ tục công chứng vi bằng. Hy vọng rằng với những thông tin trên đã giúp quý khách hàng hiểu rõ và chính xác hơn về thủ tục hành chính này để áp dụng một cách đúng pháp luật và hiệu quả. Nếu còn vướng mắc gì thêm về thủ tục này, xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ dịch vụ công chứng vi bằng và nhiều những dịch vụ  pháp lý uy tín và chuyên nghiệp khác.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (541 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo