Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc của mỗi người. Thông thường, sơ yếu lý lịch cần phải được chứng thực hoặc công chứng theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền thì mới đủ cơ sở xác nhận giá trị của giấy tờ lý lịch trích ngang này. Vì vậy, Công ty Luật ACC xin cung cấp một số thông tin có liên quan đến thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch trong bài viết sau đây. Mời bạn cùng theo dõi!
1. Công chứng sơ yếu lý lịch tại đâu?
- Đối với công chứng sơ yếu lý lịch thì sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng là Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng. Đây là những tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định về Luật Công chứng.
- Đối với chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch thì có thể được thực hiện tại UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện.
Lưu ý: việc chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch chỉ chứng nhận chữ ký trên sơ yếu lý lịch là của người yêu cầu chứng thực chứ không chứng nhận về nội dung trên sơ yếu lý lịch được công chứng.
2. Hồ sơ để thực hiện thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch
Hồ sơ yêu cầu công chứng sơ yếu lý lịch bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch;
- Phiếu yêu cầu công chứng: có liệt kê các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nộp, nội dung công chứng sơ yếu lý lịch, danh mục giấy tờ có liên quan,…
- Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu của người yêu cầu.
3. Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Để thực hiện việc công chứng sơ yếu lý lịch, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã liệt kê và nộp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ
Trường hợp hồ sơ yêu cầu đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được thụ lý.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì có thể được yêu cầu nộp bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không có đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì có thể bị từ chối thụ lý hồ sơ và được nêu rõ lý do từ chối.
Bước 3: Kiểm tra và làm rõ các vấn đề (nếu có)
Trường hợp công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay không phù hợp pháp luật thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định. Nếu người yêu cầu không thực hiện việc làm rõ thì có quyền từ chối công chứng.
Bước 4: Trả kết quả công chứng
Người yêu cầu sẽ nhận được kết quả công chứng sơ yếu lý lịch sau khi hoàn thành việc nộp phí công chứng.
4. Thủ tục chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu chứng thực cần chuẩn bị hồ sơ gồm: (i) sơ yếu lý lịch mà mình sẽ ký và (ii) bản chính hoặc bản sao có chứng thực thẻ CCCD/CMND/hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Người yêu cầu chứng thực sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và ký chứng thực
Người thực hiện chứng thực kiểm tra hồ sơ. Nếu người thực hiện công chứng xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì người yêu cầu sẽ ký vào sơ yếu lý lịch.
Bước 3: Thực hiện chứng thực
Tiếp theo, người thực hiện chữ ký sẽ ghi lời chứng chứng thực chữ ký; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện và ghi vào sổ chứng thực.
Cuối cùng, trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
5. Thời hạn có hiệu lực của sơ yếu lý lịch đã được công chứng, chứng thực
Thời hạn có hiệu lực của sở yếu lý lịch đã được công chứng, chứng thực hay nói cách khác sơ yếu lý lịch đã được công chứng, chứng thực có thể sử dụng trong 06 tháng kể từ ngày được công chứng theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Bạn có thể tham khảo thêm về thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch tại đây.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý thì hãy nhanh chóng liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận