Thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch là một trong những thủ tục được khá nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Theo đó, hợp đồng, giao dịch khi được công chứng sẽ có giá trị pháp lý cao hơn các loại giấy tờ tương tự nhưng không được công chứng. Việc công chứng sẽ giúp hạn chế được các rủi ro phát sinh tranh chấp về sau giữa các bên trong hợp đồng giao dịch. Vậy để tìm hiểu nhiều hơn các thông tin về thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch, hãy cùng Công ty Luật ACC tham khảo trong bài viết sau đây nhé.
1. Hồ sơ thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch
- Phiếu yêu cầu công chứng: có liệt kê các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nộp, nội dung công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, danh mục giấy tờ có liên quan,…
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch cần công chứng (đối với trường hợp đã được soạn sẵn);
- Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu (giấy tờ tùy thân) của người yêu cầu;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký (Trường hợp tài sản đó có liên quan đến hợp đồng, giao dịch cần công chứng);
- Bản sao các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
2. Thời gian thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch
Căn cứ tại Điều 43 Luật Công chứng 2014, thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp nội dung hợp đồng, giao dịch phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn công chứng nhưng không quá 10 ngày làm việc.
3. Chi phí công chứng hợp đồng giao dịch
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ phải nộp một hoặc các chi phí có thể phát sinh sau đây:
- Phí công chứng hợp đồng, giao dịch: tùy vào loại hợp đồng, giao dịch mà bạn yêu cầu công chứng;
- Thù lao công chứng (nếu có): là khoản tiền phải trả khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng;
- Chi phí khác phát sinh (nếu có): như xác minh, giám định hoặc thực hiện ngoài trụ sở công chứng,…
4. Thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch đã được soạn thảo sẵn
Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch được thực hiện theo các bước sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Người yêu cầu sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã đề cập và nộp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng, văn phòng công chứng).
Bước 2: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ
Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được thụ lý.
Trường hợp không hợp lệ, có thể bổ sung hoặc từ chối thụ lý hồ sơ. Người yêu cầu sẽ nhận được lý do từ chối cụ thể.
Bước 3: Hướng dẫn các quy định có liên quan
Sau khi hồ sơ được thụ lý, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu một số thông tin về quy định của thủ tục công chứng, về hợp đồng giao dịch, quyền và nghĩa vụ cũng như ý nghĩa, hậu quả pháp lý của người yêu cầu khi tham gia hợp đồng này.
Bước 4: Làm rõ các vấn đề còn vướng mắc nếu có.
Trường hợp Công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay có các dấu hiệu không đáp ứng điều kiện công chứng thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định. Nếu không tuân thủ việc xác nhận thì có quyền từ chối công chứng.
Bước 5: Kiểm tra dự thảo hợp đồng giao dịch
Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng giao dịch có đảm bảo phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật, đạo đức và nếu chưa phù hợp thì yêu cầu điều chỉnh.
Bước 6: Ký và xuất trình bản chính giấy tờ
Ở bước này, người yêu cầu sẽ đọc lại dự thảo hợp đồng. Nếu đồng ý thì tiến hành ký xác nhận. Đồng thời xuất trình bản chính các giấy tờ cho Công chứng viên.
Sau khi đã đối chiếu thì Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng được công chứng. Cuối cùng, Công chứng viên sẽ trả kết quả công chứng hợp đồng giao dịch cho người yêu cầu công chứng.
5. Thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
Trường hợp thực hiện công chứng hợp đồng giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng thì trình tự cũng tương tự các bước đối với công chứng có bản dự thảo soạn sẵn. Tuy nhiên sẽ không nộp kèm bản dự thảo.
Việc soạn bản dự thảo sẽ được thực hiện bởi Công chứng viên sau khi đã xác định rằng nội dung, ý định giao kết hợp đồng giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Đồng thời, do dự thảo sẽ được soạn bởi công chứng viên nên “Bước 5: Kiểm tra dự thảo hợp đồng giao dịch” được bỏ qua, không nằm trong quy trình thực hiện.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý thì hãy nhanh chóng liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận