Thủ Tục Công Bố Hợp Chuẩn Theo Kết Quả Của Tổ Chức Chứng Nhận (Cập nhật 2023)
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Công bố hợp chuẩn sản phẩm, hàng hóa là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng hóa. ACC xin giới thiệu Thủ tục công bố hợp chuẩn theo kết quả của tổ chức chứng nhận.

Thủ Tục Công Bố Hợp Chuẩn Theo Kết Quả Của Tổ Chức Chứng Nhận
Thủ Tục Công Bố Hợp Chuẩn Theo Kết Quả Của Tổ Chức Chứng Nhận

1. Công bố hợp chuẩn là gì?

Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 có nêu rõ khái niệm công bố chuẩn.

Theo đó, công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

2. Công bố hợp chuẩn có bắt buộc hay không?

Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.

Việc công bố hợp chuẩn mang lại cho nhà sản xuất, cung cấp sản phầm, hàng hóa những lợi ích sau:

  • Hàng hóa có công bố hợp chuẩn tạo được niềm tin ban đầu về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm, nhất là khi chủ hàng muốn tham gia thầu hay khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, công trình lớn.
  • Chứng từ về công bố sản phẩm cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
  • Giúp nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất, hoặc nhập khẩu, cũng như cho sản phẩm – hàng hóa.

3. Đối tượng áp dụng công bố hợp chuẩn

Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.

4. Nguyên tắc công bố hợp chuẩn

Việc công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên:

  • Kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc;
  • Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp chuẩn phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

5. Thủ tục công bố hợp chuẩn theo kết quả của tổ chức chứng nhận

Bước 1: Đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) thực hiện. Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp.

  • Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) thực hiện.

Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.

  • Kết quả đánh giá hợp chuẩn trên là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn:

Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân.

Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:

  • Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
  • Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác;
  • Bản sao hợp lệ tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

Bước 3: Xử lý hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn.

Hồ sơ công bố hợp chuẩn gửi tới Chi cục được xử lý như sau:

  • Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp chuẩn, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ tới tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
  • Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp chuẩn, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:
    • Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp hoặc có giá trị 03 (ba) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp chuẩn (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp chuẩn).

    • Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục công bố hợp chuẩn theo kết quả của tổ chức chứng nhận do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1.577 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    default_image

    Văn bằng bảo hộ sáng chế là gì? Quy định về hiệu lực

       Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ "Văn bằng bảo hộ sáng chế" nhưng chưa rõ nó là gì và tại sao lại quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về khái niệm này, quy trình đăng ...

    Lượt xem: 3.885

    default_image

    Thương mại hóa sáng chế là gì? Đối tượng tham gia và Nội qui

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm thương mại hóa sáng chế, đối tượng tham gia trong quá trình này, và nội qui, quy định quanh việc sáng chế. Bằng cách tập trung vào từ khóa SEO quan trọng ...

    Lượt xem: 2.297

    default_image

    Sáng chế mật là gì? Nội quy, Nguyên tắc bảo vệ sáng chế mật

        Bài viết này sẽ dẫn bạn đi sâu vào thế giới của sáng chế mật - một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực quản lý sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Chúng ta sẽ bắt đầu với việc định nghĩa và ý nghĩa của ...

    Lượt xem: 3.202

    default_image

    Những điều cần biết về bằng sáng chế - Điều kiện, Cách đăng kí

        Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bằng sáng chế, điều kiện để đăng ký nó, cách thức thực hiện quy trình đăng ký, cũng như lợi ích và rủi ro liên quan. Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu vào từng ...

    Lượt xem: 2.612

    default_image

    Người sáng chế tiếng anh là gì? Phân tích các thuật ngữ liên quan

    Người Sáng Chế Tiếng Anh và Thuật Ngữ Liên Quan Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, đã trải qua một quá trình phát triển dài hơn hàng thế kỷ. Đằng sau sự thành công và sự ...

    Lượt xem: 1.711

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo