Thủ Tục Công Bố Chất Lượng Si Rô (Hồ Sơ, Điều Kiện 2024)

Nhằm tạo dựng thương hiệu và niềm tin đối với khách hàng, nhiều thương nhân đã thực hiện tự công bố chất lượng sản phẩm ngay cả với các sản phẩm thực phẩm không thuộc danh mục bắt buộc phải đăng ký công bố, sản phẩm từ siro là một trong số đó. Thủ tục công bố chất lượng siro cần những gì? Thủ tục ra sao? Cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Thủ Tục Công Bố Chất Lượng Si Rô
Thủ Tục Công Bố Chất Lượng Si Rô

Siro hay còn gọi syrupus trong tiếng La-tinh, là nguyên liệu thực phẩm sử dụng nhiều trên thị trường bởi tính đa dạng và hương vị đặc trưng, phù hợp với hầu hết thị hiếu của khách hàng. Thành phần chính của siro thường bao gồm đường, nước, chất tạo màu và mùi (nhân tạo hoặc tự nhiên) cùng với các loại hoa quả trái cây tươi ép tạo nên một hương vị đặc trưng ngọt đậm đà, đa màu sắc. Thông thường, siro được sử dụng để tăng thêm hương vị cho các loại bánh hoặc đồ uống thêm phần hấp dẫn.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm siro cần đặc biệt tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, bởi đây là nguyên liệu thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Những đối tượng doanh nghiệp cần công bố chất lượng siro: Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp siro trên thị trường Việt Nam.

Theo quy định của Thông tư 05/2018/TT-BYT ngày 05/04/2018 của Bộ Y tế ban hành danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì siro thuộc nhóm danh mục phụ gia thực phẩm.

Danh mục sản phẩm được phép tự công bố sản phẩm theo quy định

  • Thực phẩm đã qua chế biến
  • Thực phẩm được bao gói sẵn
  • Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  • Thực phẩm thường nhập khẩu
  • Thực phẩm thường sản xuất trong nước

Như vậy, đối với siro - một loại phụ gia thực phẩm, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân công bố chất lượng siro bằng hình thức tự công bố sản phẩm.

           

1. Thủ tục công bố chất lượng siro

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, sản phẩm

Tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố sản phẩm chuẩn bị hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu sản phẩm, nhãn sản phẩm,…

Bước 2: Kiểm nghiệm thực phẩm

  • Xác định chỉ tiêu xét nghiệm của sản phẩm là siro. Tìm kiếm và liên hệ với đơn vị thực hiện hoạt động kiểm nghiệm được Nhà nước chỉ định.
  • Mang mẫu sản phẩm đến phòng kiểm nghiệm theo quy định và chờ kết quả phân tích
  • Kết quả: trường hợp mẫu sản phẩm mang đến kiểm nghiệm thực phẩm đạt tiêu chuẩn đối với các chỉ tiêu xét nghiệm thì được cấp phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ và tiến hành tự công bố theo quy định của pháp luật.

  • Tự công bố trên trang điện tử hoặc trụ sở: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân
  • Nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định;

Hồ sơ tự công bố sản phẩm chung bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Bảng thông tin chi tiết về sản phẩm
    • Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Mẫu sản phẩm

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng siro trong nước

  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty công bố
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng nước siro nhập từ nước ngoài

  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty công bố
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp).

2. Lợi ích của công bố chất lượng siro:

Công bố chất lượng siro sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp, thương nhân, một trong số đó có thể kể đến một vài lợi ích sau:

  • Đối với nhà sản xuất, kinh doanh: Là cơ sở để xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin đối với khách hàng về giá trị và đặc biệt là chất lượng sản phẩm, từ đó, nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu của thương nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mở rộng thị trường. So với những thương nhân, tổ chức, doanh nghiệp chưa thực hiện hoạt động công bố, thì đây sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh của thương nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng thông qua bản tự công bố sản phẩm sẽ có được nhìn nhận, đánh giá riêng về chất lượng của sản phẩm siro. Từ đó, lựa chọn và sử dụng sản phẩm siro chất lượng, đạt tiêu chuẩn mà không phải quá lo lắng về mức độ an toàn đới với sức khỏe của mình và gia đình.
  • Đối với cơ quan kiểm soát: Hỗ trợ các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra chất lượng các nhà sản xuất, kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1068 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    trần anh phụng
    cho mình tham khảo về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia về thịt bò nhập khẩu úc khác nhau thế nào? trên mạng có nhiều thông tin khác nhau về TCVN . cám ơn ạ
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo