Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam
1. Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?
Theo Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ thì chuyển quyền sử nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
- Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khi một chủ thể khác muốn sử dụng nhãn hiệu đang được bảo hộ của chủ thể này và việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu diễn ra khi cả 2 bên đồng ý thực hiện bản hợp đồng nhãn hiệu.
2. Sự khác nhau cơ bản giữa chuyển quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng
+ Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
+ Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
+ Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chỉ chuyển giao quyền sử dụng. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp vẫn là bên chuyển giao. Bên nhận chuyển giao chỉ có quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp.
+ Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu chuyển giao tất cả các quyền của mình sang cho bên nhận chuyển giao. Bên nhận chuyển giao sẽ là chủ sở hữu mới đối với đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên chuyển giao sẽ chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tượng.
3. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu
Các bên có thể tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượn nhãn hiệu nhưng phải đảm bảo thể hiện được các nội dung sau đây:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
4. Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu
- Hợp đồng độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào; đồng thời, bên chuyển quyền chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
- Hợp đồng không độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn được sử dụng nhãn hiệu và ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với bên thứ ba;
- Hợp đồng thứ cấp: Là hợp đồng được ký kết giữa bên chuyển quyền (vốn là bên nhận chuyển quyền trong một hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khác).
5. Công ty Luật ACC
Trên đây là các chia sẻ của ACC liên quan đến Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận