Thủ Tục Cấp Lại Phù Hiệu Cho Xe Trung Chuyển Cập Nhật 2023

Gắn phù hiệu cho xe trung chuyển là thủ tục bắt buộc mà đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện. Vậy khi phù hiệu bị hết hiệu lực, bị mất, bị hỏng thì phải xử lý như thế nào? ACC xin giới thiệu Thủ tục cấp lại phù hiệu cho xe trung chuyển cập nhật 2023 để hỗ trợ Quý khách hàng giải quyết những vấn đề trên.

Thủ Tục Cấp Lại Phù Hiệu Cho Xe Trung Chuyển
Thủ Tục Cấp Lại Phù Hiệu Cho Xe Trung Chuyển

1. Phù hiệu cho xe trung chuyển

Phù hiệu cho xe trung chuyển là gì?

Phù hiệu ô tô hay còn thường được gọi là tem xe là một loại giấy tờ bắt buộc mà các xe muốn kinh doanh vận tải phải có. Đây là một mẫu chứng nhận được Sở Giao thông Vận tải cấp, có thời hạn nhất định.

Mỗi loại xe kinh doanh vận tải sẽ có phù hiệu và thời hạn khác nhau. Đối với xe trung chuyển, xe phải được gắn phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”.

Phù hiệu cho xe trung chuyển được gắn ở đâu?

Phù hiệu cho xe trung chuyển được gắn ở trên kính chắn gió phía bên phải lái xe, là nơi dễ quan sát. Phù hiệu xe phải được bảo quản kỹ càng, không được phép tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu khác với thông tin so với lúc đăng ký phù hiệu.

Phù hiệu cho xe trung chuyển có bắt buộc không?

Từ ngày 01/07/2018, tất cả các loại xe ô tô và tương tự ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa (bao gồm kinh doanh thu tiền trực tiếp hay kinh doanh không thu tiền trực tiếp) đều bắt buộc phải gắn phù hiệu.

Việc không tuân thủ quy định gắn phù hiệu xe sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

1.1 Xử phạt với người điều khiển xe:

  • Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
  • Điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

1.2. Xử phạt đối với chủ xe:

Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thực hiện việc gắn phù hiệu xe theo quy định. Việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

2. Cấp lại phù hiệu cho xe trung chuyển khi nào?

Khoản 9 Điều 55 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định như sau:

  1. Trường hợp phù hiệu, biển hiệu bị hết hiệu lực, bị mất, bị hỏng thì được cấp lại. Đối với phù hiệu, biển hiệu bị hết hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp lại trước khi hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày. Việc cấp lại thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này.”

Theo đó, trường hợp phù hiệu bị hết hiệu lực, bị mất, bị hỏng thì đơn vị kinh doanh vận tải xe trung chuyển thực hiện thủ tục cấp lại phù hiệu cho xe trung chuyển.

Đối với trường hợp phù hiệu xe trung chuyển hết hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp lại trước khi hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày.

3. Thủ tục cấp lại phù hiệu cho xe trung chuyển cập nhật 2020

Hồ sơ thực hiện thủ tục

Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp lại phù hiệu cho xe trung chuyển bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT;
  • Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản; hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải.
  • Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

Trình tự thực hiện thủ tục

Để được cấp lại phù hiệu cho xe trung chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải cần thực hiện thủ tục gồm các bước sau:

Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. 

Bước 2: Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị có xe nội bộ.

Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời gian hoàn thành (kể từ ngày cung cấp đủ hồ sơ): Phù hiệu cùng địa phương với giấy đăng ký xe: 02 ngày làm việc. Phù hiệu khác địa phương ới giấy đăng ký xe: 08 ngày làm việc.

Bước 3: Đơn vị kinh doanh vận tải nhận kết quả.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục cấp lại phù hiệu cho xe trung chuyển cập nhật 2020 do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (794 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo