Thủ Tục Cấp Lại Giấy Phép Lao Động Hết Hạn Cập Nhật 2024

Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được vào làm việc một cách hợp pháp tại Việt Nam. Vậy trong trường hợp giấy phép lao động của Bạn hết hạn nhưng vẫn muốn tiếp tục được ở lại Việt Nam để làm việc thì Bạn phải làm gì? Trong trường hợp này, Bạn cần thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động hết hạn.

Thủ Tục Cấp Lại Giấy Phép Lao Động Hết Hạn
Thủ Tục Cấp Lại Giấy Phép Lao Động Hết Hạn

1. Đối tượng nào được cấp giấy phép lao động?

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cấp giấy phép lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  • Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
  • Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

2. Thủ tục gia hạn giấy phép lao động

Lưu ý: Giấy phép lao động phải được gia hạn khi còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Hồ sơ thực hiện việc gia hạn giấy phép lao động

  • Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động;
  • 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Giấy phép lao động đã được cấp;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe (có giá trị 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ);
  • Một trong các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
    • Đối với người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại và văn bản chứng minh người đó đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
    • Đối với người thực hiện hợp đồng hoặc thỏa thuận kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế: Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam với nước ngoài, trong đó phải có nội dung về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
    • Đối với nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam ít nhất 02 năm;
    • Đối với người chào bán dịch vụ: Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
    • Đối với người làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    • Đối với người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại: Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại;
    • Đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại: Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp.

Note: Các giấy tờ nêu trên là bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Về trình tự thực hiện

Bước 1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ tới Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động.

Bước 2. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động.

Trường hợp không cấp lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3. Chỉ áp dụng với người lao động nước ngoài thực hiện hợp đồng lao động

Sau khi người lao động được cấp lại giấy phép thì người sử dụng lao động và người lao động phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.

Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký tới Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã cấp lại giấy phép đó.

Lưu ý: Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại (gia hạn thêm) tối đa là 02 năm.

Nếu có bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến Thủ tục cấp lại giấy phép lao động hết hạn cập nhật 2020, hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:

Thông qua hình thức Trực tuyến

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Địa chỉ trụ sở:

  • Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,

520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

  • Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
  • Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (577 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo