Thủ Tục Cấp Lại Giấy Phép Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất

Tạm nhập tái xuất hàng hóa nói chung là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Theo đó, để thực hiện kinh doanh một cách thuận lợi và đúng theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức cần nắm rõ các quy định liên quan đến giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn các vấn đề liên quan đến “Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất”

Thủ Tục Cấp Lại Giấy Phép Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất
Thủ Tục Cấp Lại Giấy Phép Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất

1. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục

  • Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017.
  • Thông tư 12/2018/TT-BTC Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương

3. Quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất

  • Quy định về tạm nhập tái xuất hàng hóa: Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thủ tục tạm nhập tái xuất được thực hiện tại cơ quan hải quan cửa khẩu và không cần có Giấy phép của Bộ Công Thương, ngoại trừ hàng hóa thuộc các Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất và Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
  • Quy định về tạm nhập tái xuất hàng hóa: Thương nhân thực hiện việc tạm nhập tái xuất hàng hóa có điều kiện, thuộc các Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng đã qua sử dụng phải có Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công thương cấp. Trường hợp thương nhân không thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc thì không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện.
  • Khi tạm nhập tái xuất các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thì phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công thương cấp.
  • Tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công, thực hiện dự án đầu tư đối với hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
  • Tạm nhập hàng hóa mà doanh nghiệp đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất sẽ được giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
  • Về thời hạn lưu giữ hàng hóa: Hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị gia hạn đến Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất. Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu và thuế.

4. Chuẩn bị hồ sơ cấp lại giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất

  • Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: bản chính (tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ: bản chính.

5. Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất

  • Bước 1: Nộp hồ sơ

Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

  • Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân.

Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Bước 3: Trả kết quả

6. Cơ quan có thẩm quyền

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương thực hiện việc cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu quy định

 

7. Tài liệu khách hang cần cung cấp khi sự dụng dịch vụ cấp lại giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất của ACC

  • Bản sao công chứng hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng.
  • Danh sách sản phẩm xin giấy phép tạm nhập tái xuất.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao công chứng
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

8. Dịch vụ thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất của ACC

 Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin Giấy phép tạm nhập tái xuất gồm:

  • Tư vấn những quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép tạm nhập tái xuất;
  • Tư vấn các thủ tục xin giấy phép tạm nhập tái xuất;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn xin giấy phép tạm nhập tái xuất;
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:

Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;

  • Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc xin Giấy phép tạm nhập tái xuất, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
  • Đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
  • Đại diện hoàn tất các thủ tục xin giấy phép tạm nhập tái xuất cho khách hàng, cụ thể:
  • Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, công ty chúng tôi sẽ tiến hành soạn hồ sơ xin giấy phép tạm nhập tái xuất cho khách hàng;
  • Đại diện lên Bộ Công Thương để nộp hồ sơ xin giấy phép tạm nhập tái xuất cho khách hàng;
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Bộ Công Thương, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
  • Đại diện nhận giấy phép tạm nhập tái xuất cho khách hàng.
  • Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (Nếu có).

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo