Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Điều Kiện Vệ Sinh Thú Y (Cập nhật 2024)

Để quản lý vệ sinh thú y đối với địa điểm cơ sở, nhà xưởng, cửa hàng, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, người hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật thì các tổ chức, cá nhân cần làm thủ tục câp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú ý. Bên cạnh đó, đối với việc giấy phép bị hết hạn hay bị mất thì việc xin cấp lại là yếu tố quan trọng. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đên “Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y”

Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Điều Kiện Vệ Sinh Thú Y
Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Điều Kiện Vệ Sinh Thú Y

1. Yêu cầu để cấp giấy chứng nhận điều kiện về sinh thú y.

* Về điều kiện nhà xưởng:

Phải khép kín, đảm bảo an toàn cho hoạt động sơ chế, kinh doanh. Phải đảm bảo điều kiện nuôi nhốt động vật trong chăn nuôi động vật. Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng

Phải trang bị tủ bảo quản có nhiệt độ phù hợp để bảo quản sản phẩm động vật. Phải có nơi cách ly động vật ốm/ nơi lưu giữ sản phầm động vật  không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Phải có nơi xử lý động vật, sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Cơ sở phải sử dụng nguồn nước đảm bảo; Ngoài ra, phải có hệ thống thoát nước và xử lý chất thải

* Về nguồn gốc sản phẩm:

Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cở sở phải ký hợp đồng với nhà cung cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

* Người trực tiếp sơ chế và kinh doanh sản phẩm phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe để tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm động vật

Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, cơ sở phải chấp hành các quy định của cơ quan quản lý về việc lấy mẫu kiểm nghiệm và tham gia lớp tập huận về vệ sinh thú y

2. Chuẩn bị hồ sơ

* Trường hợp cấp, cấp lại do Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hết hạn

  • Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT;
  • Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT.

* Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY

  • Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của  pháp luật

Bước 2: Chủ cơ sở có nhu cầu cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y gửi hồ sơ tới Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh.

  • Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân phải xuất trình CMND và hộ khẩu gia đình.
  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc

Bước 3: Cơ quan Thú y tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, nội dung đăng ký, các giấy tờ liên quan:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trong phạm vi 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Thú y có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở;

Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ thú y trực tiếp kiểm tra hướng dẫn cá nhân đến đăng ký thực hiện tiếp các nội dung để đạt được yêu cầu qui định.

Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Chi cục Thú y thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện các qui định về điều kiện, tiêu chuẩn kỷ thuật về vệ sinh thú y, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ… đối với cơ sở: Trường hợp đủ điều kiện thì xác nhận vào biên bản kiểm tra; Trường hợp cơ sở không đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì hướng dẫn chủ cơ sở sửa chữa đúng quy định của pháp luật.

Đại diện đoàn kiểm tra ghi kết quả kiểm tra và các hành động khắc phục các lỗi vi phạm vào hồ sơ của cơ sở.

Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Trạm Thú y các huyện, thành, thị, theo các bước: Trình CMND, nộp lệ phí theo quy định, ký nhận chứng chỉ.

  • Địa điểm: Tại phòng chẩn đoán chống dịch Chi cục thú y.
  • Thời gian: Trong giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định)
  • Trình tự: Người đến nhận kết quả nộp phí, nộp phiếu hẹn, nhận biên lai thu tiền và nhận kết quả.

4. Cơ quan có thẩm quyền

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Trạm Thú y các huyện, thành phố, thị xã.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trạm Thú y huyện, thành, thị.
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

5. Lệ phí cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y

Theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT- BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho nơi tập trung, thu gom, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật: 70.000 đồng/lần.

Ngoài ra trong trường hợp cần thiết phải xác định môi trường không khí và xét nghiệm nước của cơ sở thì thu thêm phí, mức thu được quy định tại điểm 5, Mục C, Phụ lục 4 tại biểu phí, lệ phí trong công tác thú y ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT- BTC nêu trên.

6. Thời hạn thực hiện thủ tục

15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hết hạn

05 ngày làm việc đối với trường hợp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận vệ sinh thú y.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (456 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo