Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Tàu Cá (Cập nhật 2024)

Giấy chứng nhận tàu cá được coi là thủ tục pháp lý quan trọng đổi với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn chưa nắm được được chi tiết về thủ tục này, dẫn đến quá trình thủ tục còn nhiều vướng mắc. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn nhứng vấn đề liên quan đến “Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá”

Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Tàu Cá
Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Tàu Cá

1. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
  • Luật thủy sản  2017;
  • Thông tư 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ;
  • Nghị định 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;
  • Thông tư 189/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải.

2. Đối tượng xin cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

  • Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc bằng
  • Tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên hoặc;
  • Bè cá và các cấu trúc nổi khác phục vụ hoạt động thuỷ sản trên hồ, sông, biển có tổng dung tích từ 50 m3 trở lên.

3. Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ xin cấp lại GCN đăng ký tàu cá:

*Đối với cấp giấy chứng nhận tầu cá đóng mới:

  • Tờ khai đăng ký tàu cá;
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:
  • + Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp (bản chính).
  • + Văn bản chấp thuận đóng mới của Chi cục thủy sản Hà Nội.
  • Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính).
  • Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).
    • Đối với cấp lại:
  • Tờ khai xin đổi tên tàu hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
  • Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (nếu bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi tên tàu; bản chính) hoặc giấy khai báo bị mất \"Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá\" có xác nhận của chính quyền cấp xã, phường hoặc đồn Công an, Biên phòng nơi bị mất (nếu bị mất).

  Số lượng hồ sơ:  01 bộ

4. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Công dân, Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định đã được công khai.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

  • Địa điểm tiếp nhận: Tại Trạm Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoặc Phòng quản lý khai thác, tàu cá và hậu cần nghề cá – Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
  • Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 ( trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
  • Trình tự tiếp nhận:
  • + Cán bộ kiểm tra hồ sơ
  • + Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận; viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ
  • + Nếu hồ sơ thiếu và chưa hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật và trả luôn tổ chức, cá nhân hoàn thiện tiếp.
  • + Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí (thu qua biên lai) theo quy định.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Cán bộ kiểm tra hồ sơ xin cấp lại đăng ký: Kiểm tra tờ khai phải có xác nhận chính quyền địa phương và đăng ký tàu cá trước đây tại cơ quan cấp, nếu có thì trình Chi cục trưởng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

Bước 4: Trả kết quả

  • + Địa điểm: Tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
  • + Thời gian: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
  • + Trình tự trả: Tổ chức, Công dân nộp lại Phiếu hẹn; nhận kết quả.

5. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện TTHC

* Bộ Thủy sản:

  • Tàu cá của các tổ chức, cá nhân trong nước có lắp máy với tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên;
  • Tàu cá thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh hoặc của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài mà doanh nghiệp Việt Nam mua, hoặc thuê theo hợp đồng thuê tàu trần hoặc thuê - mua tàu;
  • Tàu cá thuộc các tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ  không hoàn lại cho Việt Nam.
  • Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài được Chính phủ Việt Nam cho phép vào đăng ký tại Việt Nam.

* Sở Thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nếu không có Sở Thủy sản):

  • Tất cả các loại thuyền đánh cá không thuộc quyền cấp phép của Bộ Thủy sản (đã đề cập ở trên), bao gồm
  • Tàu đánh cá được đóng và sửa chữa tại địa phương hoặc
  • Tàu đánh cá cần thanh tra và gia hạn từ địa phương khác

6. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính

Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

7. Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được quy định như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp không thời hạn đối với tàu cá đóng mới, cải hoán, nhập khẩu, mua bán, tặng cho, viện trợ;
  • Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp có thời hạn bằng thời hạn thuê đối với trường hợp thuê tàu trần.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (636 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo