Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Địa Điểm Kinh Doanh HTX

Về bản chất, hợp tác xã không được coi là một loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên Luật hợp tác xã quy định Hợp tác xã vẫn phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc hoạt động kinh doanh như một loại hình doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của Hợp tác xã (HTX) có thể bị hư hỏng hoặc bị mất. Do vậy, cần tiến hành các Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh Hợp tác xã theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Trên thực tế, hoạt động này không mấy dễ dàng và mất thời gian nếu không thực hiện đúng trình tự và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.

Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Địa Điểm Kinh Doanh HTX
Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Địa Điểm Kinh Doanh HTX

1. Khái niệm hợp tác xã

Hợp tác xã được xác định là một tổ chức kinh tế tập thể, có tư cách pháp nhân, mang tính chất đồng sở hữu, được thành lập tự nguyện bởi ít nhất 07 thành viên với mục đích hợp tác để  tương trợ lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm để đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Hợp tác xã quản lý, hoạt động dựa trên cơ sở tự chịu trách nhiệm, tự chủ, bình đẳng và dân chủ.

2. Điều kiện để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã là gì?

Khi Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã bị hư hỏng hoặc bị mất thì người đại diện hợp pháp của hợp tác xã làm hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã.

3. Chuẩn bị hồ sơ để xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã bao gồm những giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của hợp tác xã. Mẫu được ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT. Trong giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ bao gồm các thông tin:
    • Tên hợp tác xã
    • Mã số hợp tác xã/ mã số thuế hoặc Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã (chỉ kê khai nếu không có mã số hợp tác xã/mã số thuế).
    • Thông tin về địa điểm kinh doanh
    • Tên địa điểm kinh doanh
    • Mã số địa điểm kinh doanh
  • Đối với các trường hợp bị hư hỏng cần nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cũ đã được cấp trước đó.

Hợp tác xã phải cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã.

4. Cơ quan tiến hành cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của hợp tác xã

Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

5. Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã ở đâu? Trình tự thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã.

Bước 1: Người đại diện hợp pháp của hợp tác xã nộp Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

Khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận yêu cầu người đến làm thủ tục nộp bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập Hợp tác xã, Hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy biên nhận, phiếu hẹn trả kết quả, thu lệ phí. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho hợp tác xã hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Chuyên viên phụ trách Phòng Tài chính - Kế hoạch tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ thì thực hiện các bước tiếp theo còn nếu hồ sơ không hợp lệ thì thì tiến hành thông báo cho cá nhan, tổ chức biết để xem xét, bổ sung hồ sơ đúng quy định.

Bước 4: Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện, tiến hành trình lãnh đạo có thẩm quyền kiểm tra và ký duyệt cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã.

6. Số lượng hồ sơ

01 bộ hồ sơ.

7. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã hợp lệ.

8. Kết quả nhận được là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã.

9. Cơ sở Pháp lý

  • Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã.
  • Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15tháng 9 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
  • Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã. Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.

10. Phí, lệ phí

Mức lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định (căn cứ quy định tại Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Phí, lệ phí để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không nhiều, tuy nhiên các thủ tục lại khá mất thời gian và nếu không nắm rõ các bước thực hiện hay chuẩn bị hồ sơ thiếu hoặc sai sót sẽ dẫn đến việc xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã bị kéo dài ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của hợp tác xã, làm gián đoạn công việc của tổ chức, không đúng theo kế hoạch.

Vì vậy, để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã các tổ chức, cá nhân có thể tìm đến các dịch vụ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã để hoạt động được tiến hành một cách nhanh chóng và đúng quy định.

11. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã của ACC.

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về đăng ký/ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hợp tác xã. Vì vậy, luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho khách hàng. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho khách hàng.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ), ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, hồ sơ khó ACC thay mặt cho khách hàng soạn thảo.
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1143 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo