Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện Nuôi Trồng Thủy Sản (Cập nhật 2024)

Nước ta là nước có thế mạnh về nông nghiệp, bên cạnh ngành nghề chính là trồng lúa nước thì ngành nghề đang phát triển và có tương lai điển hình là ngành nghề nuôi trồng thủy sản. Theo đó để thực hiện việc nuôi trồng thủy sản theo đúng quy định của pháp luật thì cá nhân, tổ chức cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận. Sau đây, ACC sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến “Thủ tục cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản”

Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện Nuôi Trồng Thủy Sản
Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện Nuôi Trồng Thủy Sản

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2017.
  • Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
  • Quyết định số 1154/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 4 năm 2019 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

2. Khái niệm GCN nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh là Aquaculture) là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ; bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản. Hiểu một cách đơn giản, Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ Aqua (nước) + Culture (nuôi). Đây là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề có tiềm năng phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Một số loại hình nuôi trồng thủy sản có thể kể đến như nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, nuôi trồng thủy sản nước lợ, nuôi trồng thủy sản thương mại, nuôi trồng thủy sản quảng canh, nuôi trồng thủy sản cao sản, nuôi trồng thủy sản kết hợp, nuôi trồng trên biển và nuôi quảng canh cải tiến. Mục tiêu của ngành là đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm những lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

3. Chuẩn bị hồ sơ cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện để nuôi trồng thủy sản;
  • Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

 Số bộ hồ sơ: 1 bộ.

4. Trình tự cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

Bước 2: Xử lý hồ sơ

 Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận và trả kết quả:

Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm hành chính công.

Hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu). Nhận kết quả qua hệ thống bưu chính đối với trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính.

5. Cách thức thực hiện

Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

6. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn;
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không;
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

7. Thời gian giải quyết cấp lại GCN đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Thời gian 15 ngày đối với trường hợp cấp lại GCN đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

8. Thời hạn của cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là 24 tháng

9. Trường hợp bị thu hồi GCN đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi nếu bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung hoặc Cơ sở nuôi trồng thủy sản không còn đủ điều kiện theo quy định của Luật Thủy sản 2017 (khoản 1 và 2 thuộc Điều 38) hoặc có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận. Cụ thể: Khi phát hiện Cơ sở nuôi trồng thủy sản vi phạm một trong những trường hợp (nêu trên), Cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành Quyết định Thu hồi Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; Đồng thời, thông báo thông tin này trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (226 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo