Thủ tục kinh doanh sản xuất phần mềm [Chi tiết 2024]

Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm là hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật, tham gia thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm nhằm tạo mới hoặc nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm phần mềm. Tuy nhiên để được hoạt động sản xuất thì cần có kinh doanh sản xuất phần mềm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về Thủ tục cấp kinh doanh sản xuất phần mềm (Cập nhật 2023)

1. Để được kinh doanh sản xuất phần mềm cần đáp ứng quy trình

  • Xác định yêu cầu, bao gồm một trong những tác nghiệp như: khảo sát yêu cầu của khách hàng, phân tích nghiệp vụ; thu thập, xây dựng yêu cầu; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu.
  • Phân tích và thiết kế, bao gồm một trong những tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế các đơn vị, mô đun phần mềm.
  • Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một trong những tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
  • Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.
  • Hoàn thiện, đóng gói phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm; đóng gói phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
  • Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: hướng dẫn cài đặt phần mềm; triển khai cài đặt phần mềm; đào tạo, hướng dẫn người sử dụng; kiểm tra phần mềm sau khi bàn giao; sửa lỗi phần mềm sau bàn giao; hỗ trợ sau bàn giao, bảo hành phần mềm; bảo trì phần mềm.
  • Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: tiếp thị, quảng bá, bán, phân phối sản phẩm phần mềm; phát hành sản phẩm phần mềm.

2. kinh doanh sản xuất phần mềm

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp: có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất phần mềm. Đối với cá nhân: có mã số thuế cá nhân; có kê khai thuế trong đó ghi rõ phần thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm
  • Sản phẩm phần mềm do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thuộc một trong các loại sản phẩm phần mềm được quy định trong Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đáp ứng được yêu cầu ở Khoản 1 Điều này, và hoạt động đó thuộc một hoặc nhiều trường hợp trong số các trường hợp sau:

  •  Hoạt động thuộc một hoặc nhiều công đoạn trong các công đoạn từ 2 đến 4 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 5 Thông tư này đối với sản phẩm phần mềm nêu tại Điểm b, Khoản 1 Điều 6
  • Hoạt động nêu tại công đoạn 1, công đoạn 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có hoạt động thỏa mãn quy định tại Điểm a, Khoản này đối với cùng một sản phẩm phần mềm.
  • Hoạt động thuộc công đoạn 6 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có các hoạt động thuộc đầy đủ cả 5 công đoạn từ 1 đến 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều 5 Thông tư này đối với cùng một sản phẩm phần mềm

3. Quy trình xin kinh doanh sản xuất phần mềm

Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu; đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải.

      Báo giá qua điện thoại dịch vụ thực hiện cấp giấy phép kinh doanh sản xuất phần mềm

       Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ xin giấy phép sản xuất phần mềm trong vòng 3 ngày.

       Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy giấy phép đăng ký kinh doanh; giấy khám sức khỏe.

        Thông báo cho cơ sở thông tin thẩm định của đoàn thẩm định trước 1-2 ngày để doanh nghiệp chuẩn bị tiếp đoàn.

            Nhận giấy phép sản xuất phần mềm và bàn giao cho khách hàng.

          Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy phép sản xuất phần mềm

4. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thủ tục Kinh doanh sản xuất phần mềm 2022 của Công ty Luật ACC cung cấp?

  • Khi sử dụng dịch vụ thủ tục Kinh doanh sản xuất phần mềm của Công ty Luật ACC, bạn sẽ nhận được sự nhiệt huyết cũng như hài lòng về sự chuyên nghiệp của chúng tôi.
  •               Trong quá trình sử dụng dịch vụ, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cũng như tư vấn bất kỳ thắc mắc nào của bạn. Chúng tôi luôn hoàn thành hồ sơ, thủ tục nhanh chóng, giúp việc sản xuất đi vào hoạt động sớm nhất có thể.
  •               Bên cạnh đó, thủ tục cấp giấy phép sản xuất phần mềm của Công ty Luật ACC luôn có một đội ngũ chuyên viên pháp lý, không những giải quyết các vấn đề pháp lý mà còn luôn cập nhật những thông tin mới nhất, nhanh chóng, kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để đặt trụ sở công ty là gì?

khi thành lập doanh nghiệp thì trụ sở công ty là một yếu tố quan trọng, là thông tin mà bất cứ công ty nào cũng cần phải có để được nhà nước chấp thuận cấp giấy đăng ký kinh doanh. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trụ sở chính của Công ty không được đặt tại khu tập thể, nhà chung cư có mục đích để ở. Những mặt bằng thuê theo dạng sàn thương mại hoặc nhà riêng biệt có đầy đủ hợp đồng thuê hợp pháp thì hoàn toàn có thể đăng ký thành lập công ty.

Đặt tên công ty cần lưu ý gì?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì tên công ty sẽ không được phép trùng với tên doanh nghiệp đã tồn tại trước đó. Số lượng công ty thành lập ngày càng nhiều nên việc trùng lặp ngày càng khó tránh khỏi. Giải pháp là chủ doanh nghiệp có thể thêm những hậu tố, tiền tố cho tên khi đăng ký kinh doanh hoặc nhờ đơn vị tư vấn tra cứu tên doanh nghiệp trước khi hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, tên công ty phải bao gồm phần loại hình công ty và tên riêng.

Để vốn điều lệ như thế nào cho hợp lý?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ kê khai và chịu trách nhiệm đối với số vốn mà mình đã kế khai khi tiến hành mở công ty. Do đó việc kê khai bao nhiêu là sự chủ động của doanh nghiệp khi thành lập và nhà nước không hậu kiểm vấn đề đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên kê khai một cách trung thực và phù hợp với mong muốn của các đối tác, ngành nghề, mở rộng phát triển sau này. Thời hạn góp vốn là trong vòng 90 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hãy nhớ rằng, tăng vốn điều lệ rất dễ nhưng giảm vốn thì rất khó.

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp gì?

Loại hình khi thành lập công ty rất quan trọng, về cơ bản tại Việt Nam thì việc lựa chọn loại hình công ty dựa trên số lượng thành viên cùng mở công ty là chính: Ví dụ chỉ có một mình mở công ty thì có thể thành lập công ty TNHH 1 TV hoặc doanh nghiệp tư nhân; Ví dụ khi chỉ có 2 người để thành lập công ty thì có thể lựa chọn Công ty hợp danh hoặc Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần có một đặc điểm là phải có số lượng cổ đông từ 3 người trở lên. Công ty cổ phần có số lượng cổ đông góp vốn trên 100 người thì được gọi là công ty đại chúng.

     Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Thủ tục cấp giấy phép sản xuất phần mềm (Cập nhật 2022). Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Thủ tục kinh doanh sản xuất phần mềm (Cập nhật 2022) hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo