Khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đi Nhật Bản. Phía bên nhập khẩu có thể yêu cầu phía Việt Nam cung cấp C/O form AJ chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam theo hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (Hiệp định giữa ASEAN và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế được ký kết tháng 4/2008 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/12/2008 (AJCEP) để phía Nhật Bản được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biêt theo hiệp định. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này, dẫn đến những thiệt hại không đáng có. Vậy thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Form AJ được quy định như thế nào thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Form AJ
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O - certificate of origin):
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O (Certificate of Origin) là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp, dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O (Certificate of Origin) phải thể hiện được nội dung xuất xứ của hàng hoá, xuất xứ đó phải được xác định theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể.
Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O (Certificate of Origin):
- Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch - Xúc tiến thương mại.
Các thành viên và điều kiện áp dụng C/O form AJ
Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AJCEP phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành;
- Được xuất nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, bao gồm các nước sau: Bru-nây Đa-rút-xa-lam; Vương quốc Cam-pu-chia; Cộng hòa In-đô-nê-xi-a; d) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; đ) Ma-lay-xi-a; Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma; Cộng hòa Phi-líp-pin; Cộng hòa Xinh-ga-po; Vương quốc Thái Lan; Nhật Bản;
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước).
- Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.
- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu AJ, theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Form AJ
Hồ sơ đề nghị cấp C/O AJ bao gồm :
- Đơn đề nghị cấp C/O AJ được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
- Mẫu C/O AJ tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khaihải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn;
- Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực;
- Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra ( đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể);
- Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất;
- Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất.
Trường hợp không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước thì phải có xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó;
- Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
- Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác. Trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O AJ có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O. Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao trong bộ hồ sơ xin cấp C/O AJ để đối chiếu một cách ngẫu nhiên, hoặc trong trường hợp có căn cứ rõ ràng để nghi ngờ tính xác thực của những chứng từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O trên văn bản yêu cầu đó.
Lưu ý về mã HS của hàng hóa khai trên C/O AJ là mã HS của nước nhập khẩu. Trong trường hợp mã HS của nước nhậpkhẩu khác với mã HS nước xuất khẩu, thương nhân cần làm bản cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo
Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu phải nộp Hồ sơ thương nhân.
- Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Yêu cầu về chứng từ xin C/O: Tờ khai hải quan XK, Hóa đơn thương mại, Vận tải đơn, Hoá đơn GTGT mua NPL có thể là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng, đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Thời gian hoàn thành xin C/O tại Bộ Công thương hoặc VCCI:
- Từ 01 đến 02 ngày làm việc.
Trên đây là những chia sẻ của ACC về Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Form AJ. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này. ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!
Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!
Nội dung bài viết:
Bình luận