Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Giáp Lưng (Cập nhật 2023)

C/O giáp lưng hay còn gọi là “Back to Back C/O” và “Movement Certificate” là C/O được cấp bởi Nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên C/O của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Giáp Lưng
Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Giáp Lưng

1. Điều kiện để được gấp C/O giáp lưng:

  • Người đề nghị cấp C/O giáp lưng xuất trình bản gốc của C/O ban đầu còn hiệu lực. Trong trường hợp không xuất trình được bản gốc C/O, Người đề nghị cấp C/O giáp lưng phải xuất trình bản sao chứng thực của C/O đó
  • C/O giáp lưng được cấp phải bao gồm một số thông tin như trên C/O gốc. Các ô trong C/O giáp lưng phải được điền đầy đủ. Giá FOB của Nước thành viên trung gian tại ô số 9 phải được ghi trong C/O giáp lưng.
  • Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, trị giá của từng phần xuất khẩu đó sẽ được ghi thay cho trị giá của cả lô hàng của C/O ban đầu. Khi cấp C/O giáp lưng cho Người xuất khẩu, Nước thành viên trung gian phải bảo đảm tổng số lượng tái xuất khẩu của các lô hàng xuất khẩu từng phần không vượt quá số lượng ghi trên C/O ban đầu nhập khẩu từ Nước thành viên đầu tiên.
  • Trong trường hợp không đầy đủ thông tin và hoặc nghi ngờ có vi phạm, cơ quan Hải quan của Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng có thể yêu cầu xuất trình C/O ban đầu.

2. Hồ sơ bao gồm

  • Hồ sơ đăng ký thương nhân gồm:
    • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y bản chính của thương nhân)
    • Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân
    • Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp trước đó đã có làm C/O rồi thì bỏ qua bước này

  • Hồ sơ đề nghị cấp C/O giáp lưng bao gồm:
    • Đơn đề nghị cấp C/O giáp lưng được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ
    • Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh và đánh dấu “Back to Back C/O”
    • Bản gốc C/O do nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp;
    • Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
    • Bản sao tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận của cơ quan hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)

3. Thủ tục cấp C/O giáp lưng

Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và giấy chứng nhận xuất xứ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O và đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O giáp lưng

Bước 2: Tổ chức cấp C/O kiểm tra hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các trường hợp sau:

  • Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O
  • Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể chứng từ cần bổ sung);
  • Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
  • Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp sau:
    • Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định;
    • Hồ sơ, quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không tuân thủ theo quy định;
    • Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có mâu thuẫn về nội dung;
    • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được khai bằng Tiếng Anh, khai bằng mực màu đỏ, viết tay, bị tẩy xóa, chữ hoặc các dữ liệu thông tin mờ không đọc được, in bằng nhiều màu mực khác nhau;
    • Hàng hóa không có xuất xứ hoặc không đáp ứng quy tắc xuất xứ
    • Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có gian lận về xuất xứ từ lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong;
    • Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ từ hàng hóa không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan để chứng minh xuất xứ hàng hóa hoặc không hợp tác trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
    • Hoặc những trường hợp không phải đối với hàng hòa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập

Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính, xác nhận ô “Back to Back C/O| trên C/O được đánh dấu và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O

Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O

Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả C/O cho thương nhân.

4. C/O giáp lưng có ý nghĩa như thế nào trong quá trình thông quan

Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian. Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian,… Để tạo thuận lợi cho các họat động này, một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp của C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ.

Theo quy chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng. Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo