Cơ sở chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh,… đối với động vật khi cung cấp sản phẩm ra thị trường tiêu thụ thì phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y theo quy định. Cụ thể, cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.

I. Nguyên tắc kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở
- Căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Đối với các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kho lạnh bảo quản động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến; cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ: Việc kiểm tra vệ sinh thú y thực hiện theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Đối với các cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm: Việc kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP, VietGAP hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh thì được công nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y.
- Quy định về phòng thử nghiệm phân tích mẫu: Mẫu lấy từ các cuộc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở phải do phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phân tích.
II. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây gọi là Giấy chứng nhận vệ sinh thú y)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y:
- Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý; các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước;
- Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc các trường hợp do Cục Thú y cấp và phục vụ tiêu dùng trong nước.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo mẫu;
- Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y:
- Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
- Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp là hồ sơ đã hợp lệ hay chưa;
Bước 1: Xử lý hồ sơ:
- Thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ.
- Thông báo cho cơ sở kết quả xử lý hồ sơ.
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hẹn lịch tổ chức kiểm tra lại.
Bước 2: Kiểm tra, thẩm định tại cơ sở.
- Thành lập Đoàn kiểm tra, thẩm định.
- Tiến hành kiểm tra, thẩm định tại cơ sở.
- Lập biên bản kiểm tra, thẩm định.
Nội dung kiểm tra:
- Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ;
- Yêu cầu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất;
- Yêu cầu về con người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng;
- Chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng;
- Việc quản lý và xử lý chất thải rắn, nước thải và các nội dung khác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu cần).
Bước 3: Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận.
- Thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận: Đối với cơ sở có kết quả đạt yêu cầu: Cấp Giấy chứng nhận; Đối với Cơ sở có kết quả không đạt yêu cầu: Yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục.
- Trường hợp khắc phục sai lỗi không đạt: Thông báo cho cơ sở về kết quả thẩm định lại và dự kiến thời gian lần thẩm định tiếp theo.
4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y
- Giấy chứng nhận vệ sinh thú y có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận vệ sinh thú y quy định theo Mẫu số 06 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
- Phí, lệ phí: Không.
5. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT;
- Bản Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu 02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
7. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
8. Những câu hỏi thường gặp
Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật?
Theo Điều 45 Nghị định 33/2005/NĐ-CP
+ An toàn về mặt kỹ thuật để bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển;
+ Nơi chứa động vật phải có đủ diện tích, không gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên; có lồng, cũi, hộp để bảo đảm an toàn cho động vật trong quá trình vận chuyển; sàn phải phẳng, không trơn, kín không để lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;
Đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật?
Theo Điều 46 Nghị định 33/2005/NĐ-CP
+ Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y và điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị
Điều kiện vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật?
Theo Điều 47 Nghị định 33/2005/NĐ-CP
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ phải ở khu riêng biệt với các loại hàng hóa khác và bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y
Thời gian giải quyết trong bao lâu?
+ Trong phạm vi 05 ngày, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, cơ quan thú y có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y.
Nội dung bài viết:
Bình luận