Thủ Tục Cấp Đổi GCN Cơ Sở An Toàn Dịch Bệnh Động Vật 2024

Sau khi cơ sở được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật, vì một số lý do mà cần phải cấp đổi lại Giấy chứng nhận. Bài viết hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, mời bạn tham khảo.

Thủ Tục Cấp Đổi GCN Cơ Sở An Toàn Dịch Bệnh Động Vật
Thủ Tục Cấp Đổi GCN Cơ Sở An Toàn Dịch Bệnh Động Vật

1. Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:

  • Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là cơ sở chăn nuôi hoặc một xã, một phường, thị trấn (sau đây gọi là cơ sở chăn nuôi cấp xã) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
  • Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật thủy sản và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

2. Quyền lợi của vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

  • Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, Khoản 2 Điều 39 và Khoản 2 Điều 55 của Luật thú y.
  • Đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn: Được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT và theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
  • Đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thuỷ sản: Được xem xét để xuất bán động vật thủy sản thương phẩm mà không phải qua sơ chế, chế biến khi có công bố dịch tại địa phương theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
  • Được xem xét cấp chứng nhận đạt Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP) hoặc Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) khi có yêu cầu.
  • Được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

3. Yêu cầu cần đáp ứng để cơ sở chăn nuôi động vật được chứng nhận an toàn dịch bệnh

  • Đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn:
    • Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
    • Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định;
    • Không xảy ra dịch bệnh động vật chăn nuôi;
    • Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, Điều 15, Khoản 1 Điều 19, Điều 20, Khoản 1 Điều 25, Khoản 9 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29 và Khoản 6 Điều 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.
  • Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản
    • Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản quy định;
    • Không xảy ra dịch bệnh động vật thủy sản;
    • Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định;
    • Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.

4. Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:

  • Các vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận bị rách, cũ nát hoặc bị mất có nhu cầu cấp đổi

5. Hồ sơ chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận nộp Đơn đăng ký (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT);
  • Số lượng: 01 bộ

6. Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên;
  • Bước 2: Cơ sở có Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật bị rách, cũ nát hoặc bị mất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận gửi hồ sơ tới Cơ quan Thú y;
  • Bước 3: Cơ quan Thú y kiểm tra, thẩm định hồ sơ và:
    • Cấp đổi Giấy chứng nhận nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
    • Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận theo quy định nhưng có khả năng khắc phục các điểm chưa phù hợp thì có Thông báo đến cơ sở yêu cầu các nội dung cần khắc phục và hẹn ngày kiểm tra lại;
    • Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận theo quy định thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  • Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Cơ quan Thú y đã nộp hồ sơ.

7. Cách thức thực hiện:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cơ quan thú y.

8. Thời hạn giải quyết:

  • Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan thú y cấp đổi Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở.

9. Kết quả thực hiện:

  • Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
  • Giấy chứng nhận được cấp đổi giữ nguyên số, ngày cấp và mọi thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đã cấp.

10. Thời hạn của Giấy chứng nhận:

  • Giữ nguyên thời hạn của Giấy chứng nhận cũ;
  • Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
    • Sau 05 (năm) năm kể từ ngày cấp;
    • Xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn;
    • Không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng theo quy định;
    • Không khắc phục lỗi theo quy định;
    • Cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động.

11. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

  • Cục Thú y tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất thủy sản giống theo yêu cầu của chủ cơ sở hoặc yêu cầu của nước nhập khẩu; cơ sở sản xuất thủy sản giống bố mẹ.
  • Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống trừ các trường hợp quy định thuộc thẩm quyền của Cục Thú y.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (706 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo