Những điểm cần lưu ý trong thủ tục cầm cố nhà đất năm 2024

Bạn đang muốn cầm cố nhà đất nhưng không hiểu quy định pháp luật và thủ tục áp dụng đối với hình thức cầm cố này như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục cầm nhà đất.

Những điểm cần lưu ý trong thủ tục cầm cố nhà đất
Những điểm cần lưu ý trong thủ tục cầm cố nhà đất

1. Quy định của pháp luật trong thủ tục cầm nhà đất

Cầm cố nhà đất có hợp pháp không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm và cũng tồn tại không ít các tranh cãi. Dựa theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 có thể khẳng định rằng cầm cố nhà đất hoàn toàn là một giao dịch hợp pháp, được sự công nhận và bảo hộ của pháp luật nước Việt Nam.

Cụ thể, trong điều luật có nêu rõ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ là một giấy tờ có giá được xếp vào nhóm tài sản. Còn ở Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản có đề cập việc cầm cố tài sản là hình thức chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho một bên khác, có thể là cá nhân, tổ chức để thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Vì thế, việc dùng giấy tờ nhà đất để mang cầm cố khi có nhu cầu vay tiền là hoàn toàn hợp pháp.

2. Thủ tục cầm cố nhà đất mới nhất 2022

Bước 1: Thỏa thuận và ký kết hợp đồng cầm nhà đất

Hợp đồng cầm nhà đất do các bên thỏa thuận nhưng cần có một số thông tin chính như sau:

-Thông tin chi tiết của các bên tham gia hợp đồng;

- Nghĩa vụ được đảm bảo;

- Nhà đất cầm cố;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên cụ thể như sau:

+ Nghĩa vụ của bên cầm cố:

Giao tài sản (sổ hồng, giấy tờ nhà) cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Quyền của bên cầm cố:

Quyền và nghĩa vụ của các bên theo luật định

Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại (khoản 3 Điều 314 của Bộ luật) này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Mời quý độc giả theo dõi bài viết Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

+ Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:

Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

+ Quyền của bên nhận cầm cố:

Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

- Xử lý tài sản cầm cố;

- Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng;

- Hiệu lực của hợp đồng.

Bước 2: Công chứng hợp đồng cầm cố nhà đất

- Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì "Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực".

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất cho con gồm các giấy tờ sau:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Hợp đồng cầm nhà đất;

- Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân như Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên; Sổ hộ khẩu;

- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho

- Văn bản cam kết về đất được tặng cho là có thật.

3. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cầm cố nhà đất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc cầm cố nhà đất có được phép thực hiện hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản mà là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền ở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Do đó, sổ đỏ không thể được đưa đi cầm cố mà chỉ được đem đi thế chấp ngân hàng.

Khi có tranh chấp liên quan đến cầm cố nhà ở thì được xử lý như thế nào?

Giao dịch cầm cố giấy tờ nhà hay cầm cố nhờ ở là giao dịch không được phép thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, trong trường hợp tranh chấp liên quan đến cầm cố nhà đất, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện tuyên bố giao dịch cầm cố này là vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trao trả cho nhau những gì đã nhận.

Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về cầm cố nhà đất không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về cầm cố nhà đất uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Chi phí dịch vụ tư vấn về cầm cố nhà đất của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về quy định pháp luật đối với cầm cố và “Những điểm cần lưu ý trong thủ tục cầm cố nhà đất năm 2022”. Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật và thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề trên cũng như có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý đất đai chuyên nghiệp, uy tín, nhanh gọn của công ty Luật ACC, quý bạn đọc có bất cứ câu hỏi nào có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để nhận được sự tư vấn tận tình, nhanh chóng và chính xác nhất.

Tư vấn qua điện thoại: Quý khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn.

Tư vấn qua văn bản: Quý khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử [email protected] được được tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1029 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo