Hiện nay ngày càng có nhiều các loại hình, phương tiện khác nhau để truyền tải thông tin giữa cá nhân, tổ chức với nhau dù có khoảng cách địa lý. Trong đó, thư tín là gì là một trong những hình thức phổ biến. Vậy pháp luật quy định về hoạt động này như thế nào trong những lĩnh vực pháp lý cụ thể? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề pháp lý này và những vấn đề quan trọng xoay quanh thư tín để hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây từ những quy định mới nhất hiện hành.
1. Khái niệm thư tín là gì?
Định nghĩa thư tín là gì hiện nay chưa được giải thích tại bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Dựa trên những đặc điểm của hoạt động này, có thể hiểu khái niệm như sau:
- Thư tín là hình thức bằng văn bản mà trong đó có thể hiện những thông tin mà một chủ thể nào đó muốn thông báo, gửi đến cho chủ thể khác biết.
- Như vậy, theo nghĩa rộng: Thư tín là những thông tin mà được thể hiện dưới một hình thức xác định rõ ràng, cụ thể và được chuyển từ người gửi đến người nhận nhằm mục đích truyền tải thông tin.
- Hình thức của thư tín ngày càng trở nên đa dạng, bao gồm:
+ Thư bằng giấy. Thông qua chữ viết hoặc kí hiệu hay còn gọi là mật mã.
+ Băng, đĩa có chứa chữ viết, âm thanh, hình ảnh.
+ Văn bản điện tử thông qua máy tính được hoạt động và truyền thông tin qua mạng internet.
+ Tin nhắn điện thoại bằng ký hiệu chữ viết, mật mã hoặc thư thoại.
2. Quy định về thư tín trong tố tụng hình sự
Trong hoạt động tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, những vấn đề liên quan đến thư tín là gì được quy định một cách rộng rãi từ quyền bí mật thư tín hay những trường hợp ngoại lệ quyền này bị hạn chế. Cụ thể như sau:
2.1 Quyền an toàn thư tín trong tố tụng hình sự
- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về an toàn và bí mật thư tín của cá nhân.
+ Không ai được xâm phạm trái pháp luật an toàn và bí mật thư tín của cá nhân.
+ Việc khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín phải được thực hiện theo quy định của tố tụng hình sự và được phê duyệt bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Cụ thể là Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín.
2.2 Trường hợp ngoại lệ hạn chế quyền an toàn thư tín
Khám xét thư tín
- Căn cứ khám xét thư tín:
+ Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín.
- Chủ thể có thẩm quyền ra lện khám xét thư tín:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn).
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Thu giữ thư tín
- Căn cứ thu giữ thư tín:
+ Khi cần thiết phải thu giữ thư tín tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ (phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành).
- Nguyên tắc thu giữ thư tín:
+ Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.
+ Khi thu giữ thư tín phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
+ Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín bị thu giữ biết.
Trên đây là những quy định pháp lý về thư tín là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Có thể thấy rằng quyền an toàn và bí mật thư tín được Nhà nước bảo vệ và chỉ bị hạn chế khi có những căn cứ theo quy định pháp luật. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về vấn đề pháp lý này hoặc yêu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý uy tín và hiệu quả của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận