Định khoản kế toán là cách kế toán xác định và ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh vào bên Nợ, bên Có của các Tài khoản kinh tế có liên quan.Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn về Thu nhập từ góp vốn liên doanh là gì? Cách tính như thế nào?. Mời các bạn kham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin.
1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
a) Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết; tình hình thu hồi vốn đầu tư liên doanh, liên kết; các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết. Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.
- Công ty liên doanh được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động, là đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập. Công ty liên doanh phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của công ty liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.
- Khoản đầu tư được phân loại là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác.
b) Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 Thông tư này.
c) Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên doanh; Khi không còn ảnh hưởng đáng kể thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết.
d) Các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận là chi phí tài chính trong kỳ phát sinh.
đ) Khi thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết, căn cứ vào giá trị tài sản thu hồi được kế toán ghi giảm số vốn đã góp. Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thu hồi được so với giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).
e) Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn đầu tư vào từng công ty liên doanh, liên kết, từng lần đầu tư, từng lần thanh lý, nhượng bán.
>>>> Để tìm hiểu thêm về Đầu tư nước ngoài là gì?, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Đầu tư nước ngoài là gì?
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Bên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tăng.
Bên Có: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết giảm do đã thanh lý, nhượng bán, thu hồi.
Số dư bên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết hiện còn cuối kỳ.
3.Thu nhập từ góp vốn liên doanh là gì? Cách tính như thế nào?
*Lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư vốn có phải nộp thuế TNDN
– Doanh Nghiệp được chia cổ tức vậy có phải nộp thuế TNDN trên phần doanh thu này không?
– Khoản thu nhập này định khoản ra sao? Hạch toán vào tài khoản nào?
– Quyết toán thuế TNDN và các kê khai như thế nào?
*Trường hợp doanh nghiệp phát sinh như sau:
1. Công ty cho cá nhân vay, có phải chuyển khoản?
2. Cổ tức nhận được (Bên chia cổ tức đã nộp thuế TNDN) hạch toán vào tài khoản nào?
*Theo đó:
1. Cho cá nhân vay thì phải tính lãi hàng kỳ, việc cho vay tiền mặt hay chuyển khoản đều được, vì theo Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt => Chỉ áp dụng đối với pháp nhân và pháp nhân
2. Cổ tức nhận được
– Thông báo được nhận: Nợ 138/ có 515,711=> khi nhận được Nợ 111,112/ có TK 138 (trong đó cho vào 515 là chính xác nhất)
– Thông báo được nhận: Nợ 138/ có 421=> khi nhận được Nợ 111,112/ có TK 138 (trong đó cho vào 515 là chính xác nhất)
= > Về số liệu dù cho vào TK nào cũng đều ra kết quả là tăng lợi nhuận và ko tính thuế TNDN
*Về tờ khai quyết toán năm:
= > Khi quyết toán thuế: thì Khi quyết toán thuế tndn năm trên tờ khai quyết toán năm 03/TNDN nhập só tiền đó vào C2 => Vừa đúng chuẩn mực kế toán vừa đúng luật thuế
– Khi cơ quan thanh kiểm tra sẽ hỏi và chuẩn bị sẵn hồ sơ để giải trình cho phù hợp, vì cơ quan thuế không có quyền truy và phạt hạch toán sai nên hạch toán vào đầu cũng ko quan trọng vì đây là khoản miễn thuế TNDN do bên Chia đã nộp thuế miễn sao giải trình hợp lý, Nên việc hạch toán sai hay đúng vô tài khoản nào đều không trọng yếu, Nếu công ty có kiểm toán kiểm tra thì khi đó mới cần phải định khoản cho đúng chuẩn mực mà thôi.
– Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
*Theo đó:
6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cô phiêu, bên liên doanh, liên kêt được hưởng ưu đãi thuê thu nhập doanh nghiệp.
*Ví du 11: Doanh nghiệp B nhận vốn góp của doanh nghiệp A. Thu nhập trước thuế tương ứng với phần vốn góp của doanh nghiệp A trong doanh nghiệp B là 100 triệu đồng.
– Trường hợp 1: Doanh nghiệp B không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 78 triệu đồng [(100 triệu – (100 triệu X 22%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 78 triệu đồng này.
– Trường hợp 2: Doanh nghiệp B được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vôn là 89 triệu đồng [100 triệu – (100 triệu X 22% X 50%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 89 triệu đồng này.
– Trường họp 3: Doanh nghiệp B được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đông, doanh nghiệp A được miên thuê thu nhập doanh nghiệp đôi với 100 triệu đồng này.
4. Các câu hỏi liên quan thường gặp?
4.1.Khi định khoản kế toán cần tuân theo các nguyên tắc nào?
– Đối với mỗi một định khoản được ghi chép, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ việc ghi bên Nợ trước và bên có sau. Đây là điều bắt buộc để có được sự thống nhất trong cách định khoản của kế toán tránh trường hợp không thống nhất và hiểu sai về các tài khoản.
– Các nghiệp vụ biến động tăng được ghi vào một bên và các nghiệp vụ biến động giảm sẽ được ghi vào bên còn lại.
– Khi ghi Nợ và Có tuyệt đối không được ghi bằng hàng với nhau mà theo nguyên tắc chữ Nợ sẽ được ghi so le với chữ Có.
– Có những tài khoản lưỡng tính như là TK 131, TK 1388, TK 331, TK 333,…
– Các tài khoản ở các mục 5, 6, 7, 8, 9 sẽ không có số dư.
4.2.Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi GÓP VỐN bằng tiền được quy định như thế nào?
Khi Doanh nghiệp góp vốn liên doanh bằng tiền vào công ty liên doanh, liên kết, hạch toán:
Nợ TK 222: Trị giá khoản vốn góp
Có các TK 111, 112: Trị giá khoản vốn góp.
4.3.Việc hoạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo TT200 gồm bao nhiêu cách?
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi góp vốn bằng tiền.
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi phát sinh các CHI PHÍ liên quan.
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi GÓP VỐN bằng tài sản phi tiền tệ.
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi nhà đầu tư MUA LẠI phần vốn góp.
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi phát sinh các khoản CHI PHÍ liên quan đến hoạt động vốn liên doanh, liên kết.
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi được CHIA CỔ TỨC, LỢI NHUẬN.
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi THANH LÝ, NHƯỢNG BÁN khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi phát sinh CHI PHÍ THANH LÝ, NHƯỢNG BÁN khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi ĐẦU TƯ THÊM.
-Hạch toán Kế toán Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi GÓP VỐN liên doanh bằng quyền sử dụng đất do Nhà nước giao.
4.4.Các hình thức góp vốn vào công ty liên doanh bao gồm?
Trên thực tế, cá nhân, tổ chức thường góp vốn vào doanh nghiệp dưới 03 hình thức:
- Góp vốn bằng tiền mặt;
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ;
- Góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật.
4.5.Định khoản kế toán được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Để có thể làm việc một cách thống nhất cho tất cả các nghiệp vụ thì người ta sẽ quy định một quá trình cụ thể giúp bạn làm việc dễ dàng hơn, khi định khoản bạn sẽ thực hiện theo quy trình sau đây:
B1:Xác định các đối tượng kế toán liên quan trong mỗi nghiệp vụ phát sinh
B2:Xác định tài khoản kế toán phù hợp với từng đối tượng là bước tiếp theo
B3:Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng
B4:Xác định tài khoản ghi Nợ và ghi Có trong sơ đồ chữ T
B5:Xác định số tiền cụ thể cho mỗi tài khoản được hạch toán
Công ty luật ACC -Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận