Ủy viên Bộ Chính trị được có bao nhiêu trợ lý, thư ký?

Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương. Vậy Ủy viên Bộ Chính trị được có bao nhiêu trợ lý, thư ký? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Lương trợ lý của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng ngang thứ trưởng
Ủy viên Bộ Chính trị được có bao nhiêu trợ lý, thư ký?

1. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường gọi tắt là Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

Do Bộ Chính trị là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương, những vấn đề cấp bách, đột xuất thuộc trách nhiệm của Ban chấp hành Trung ương nhưng chưa kịp họp thì tập thể Bộ Chính trị bàn bạc quyết định và báo cáo lại Ban Chấp hành Trung ương ở kỳ họp gần nhất.[1]

Các thành viên trong Bộ Chính trị do Ban Chấp hành Trung ương bầu ra. Bộ Chính trị gồm các ủy viên chính thức.

Trong lĩnh vực nhân sự, Bộ Chính trị có quyền quyết định hay giới thiệu nhân sự cho các chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, không kể các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương hay Ban Bí thư quyết định theo phân cấp.

Các phiên họp của Bộ Chính trị đều là họp kín, biểu quyết theo nguyên tắc của Đảng. Các thành viên Ban Bí thư không phải Ủy viên Bộ Chính trị được tham dự các phiên họp Bộ Chính trị đối với các vấn đề liên quan Ban Bí thư nhưng họ không tham gia biểu quyết.

2. Ủy viên Bộ Chính trị được có bao nhiêu trợ lý, thư ký?

Quy định cũng nêu rõ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý. Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý. Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.

Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.

Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 2 thư ký.

Ủy viên Trung ương; bộ trưởng và tương đương; bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương được sử dụng 1 thư ký.

3. Tiêu chuẩn, tuổi của trợ lý, thư ký

Trợ lý, thư ký đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Về tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể chức danh trợ lý phải có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về lĩnh vực được phân công; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu, có khả năng phối hợp công tác.

Ngoài ra, trợ lý phải là người giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất là 3 năm; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối với chức danh thư ký phải là người am hiểu công việc hành chính; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu, có khả năng sắp xếp công việc và phối hợp công tác; có thời gian công tác tối thiểu là 9 năm trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị.

Ngoài ra, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội phải là người đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; giữ chức phó vụ trưởng hoặc tương đương, được quy hoạch Vụ trưởng cấp bộ và tương đương trở lên.

Thư ký chức vụ lãnh đạo khác ở cơ quan Trung ương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm Phó Vụ trưởng hoặc tương đương; ở địa phương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm cấp phó sở, ngành hoặc tương đương.

Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý của chức vụ lãnh đạo cấp cao phải là người còn trong độ tuổi lao động.

Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo phải còn đủ 5 năm công tác trở lên; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về tuổi công tác, thời gian công tác của trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư gắn với thời gian công tác của lãnh đạo. Việc chuyển công tác hoặc nghi công tác trong thời gian đảm nhiệm chức danh trợ lý, thư ký do lãnh đạo xem xét, quyết định.

Thời gian công tác của trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội gắn với thời gian công tác của lãnh đạo và không quá 65 tuổi đối với nam, 63 tuổi đối với nữ. Thời gian công tác của thư ký của các chức vụ lãnh đạo còn lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Ủy viên bộ chính trị Khóa XIII 

Gồm 16 thành viên. Bao gồm:

Nguyễn Phú Trọng (1944) - Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII; Chủ tịch nước
Phạm Minh Chính (1958) - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Vương Đình Huệ (1957) - Bí thư Thành ủy Hà Nội
Võ Văn Thưởng (1970) - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Nguyễn Văn Nên (1957) - Trưởng Ban Dân vận Trung ương
Tô Lâm (1957) - Đại tướng, Bộ trưởng Công an
Phan Đình Trạc (1958) - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng
Trần Cẩm Tú (1961) -  Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Phan Văn Giang (1960) -  Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Nguyễn Hòa Bình (1958) - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Trần Thanh Mẫn (1962) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Xuân Thắng (1957) - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Lương Cường (1957) - Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trần Tuấn Anh (1964) - Bộ trưởng Công Thương
Đinh Tiến Dũng (1961) - Bộ trưởng Tài chính

Trên đây là bài viết về Ủy viên Bộ Chính trị được có bao nhiêu trợ lý, thư ký? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo