Mặc dù các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, nhưng họ vẫn cần tuân theo những quy định mà luật pháp đã định ra. Chính vì vậy, mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về những trường hợp vi phạm cụ thể trong quá trình kinh doanh để tránh bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này với ACC nhé.
1. Kinh doanh lữ hành là gì?
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
Khi nào bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?
2. Phân loại kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế.
2.1 Kinh doanh lữ hành nội địa
Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ 3 điều kiện theo quy định của pháp luật.
2.2 Kinh doanh lữ hành quốc tế
Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ 5 điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Giấy phép kinh doanh lữ hành bao nhiêu tiền?
Ngày 30/03/2018, Bộ tài chính ban hành Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Theo quy định tại điều 4 của Thông tư 33/2018/TT-BTC thì phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa được quy định như sau:
- Cấp mới: 3.000.000 đồng/giấy phép;
- Cấp đổi: 2.000.000 đồng/giấy phép;
- Cấp lại: 1.500.000 đồng/giấy phép.
Ngày có hiệu lực thi hành: 14/05/2018.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định (Tham khảo Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại đây).
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
5. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Theo Khoản 2 Điều 33 Luật du lịch 2017:
a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Theo Khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch 2017, thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
b) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này;
c) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
d) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
đ) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
e) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
g) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
h) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trên đây là tất cả những quy định về việc thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế mà mỗi chủ cửa hàng, doanh nghiệp cần nắm rõ nhằm tránh xảy ra việc thu hồi không mong muốn. Để được tư vấn kỹ hơn nữa về vấn đề này, quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.3330 để đội ngũ của ACC có thể hỗ trợ hết mình. Ngoài ra, nếu có bất kỳ phản hồi gì về bài viết Thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi nào, hãy góp ý với chúng tôi qua các kênh liên lạc sau:
Email: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận