Thu hồi giấy phép kinh doanh cập nhật năm 2024

Trong quá trình kinh doanh, có thể vì nhiều nguyên nhân mà các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Vậy thu hồi giấy phép kinh doanh là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-228
Thu hồi giấy phép kinh doanh

1. Thu hồi giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho DOANH NGHIỆP ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thu hồi (rút) GPKD là việc nhà nước không công nhận sự tồn tại tư cách pháp nhân, hoặc doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân nữa.

2. Trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh

Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh, bao gồm:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
  • Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
  • Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật Doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
  • Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

3. Khiếu nại thu hồi GPKD trái luật

3.1 Hủy bỏ quyết định thu hồi GPKD

Theo quy định tại Điều 76 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp mà Phòng đăng ký kinh doanh hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước khi Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý đã giải thể của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Như vậy, doanh nghiệp không thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không được hủy bỏ quyết định thu hồi đúng pháp luật, doanh nghiệp thực hiện việc khiếu nại đến Phòng đăng ký kinh doanh để được giải quyết.

3.2 Thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi GPKD

  1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính
  2. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai
  3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

4. Khởi kiện quyết định thu hồi Giấy chứng nhận GPKD

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngoài việc khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc khởi kiện hành chính đến Tòa án để giải quyết.

Để thực hiện việc khởi kiện hủy bỏ GPKD cần thực hiện theo thủ tục sau:

4.1 Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện quyết định thu hồi GPKD.
  • Hồ sơ giải quyết khiếu nại nếu doanh nghiệp đã thực hiện việc khiếu nại.
  • Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến khởi kiện.
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,..)

4.2 Thủ tục khởi kiện

  1. Người có quyền nộp đơn yêu cầu khởi kiện đến Tòa án;
  2. Tòa án tiến hành xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết tranh chấp;
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án;
  4. Xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp đương sự không đồng ý với bản án đã xét xử, hoặc Viện kiểm sát kháng nghị.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Thu hồi giấy phép kinh doanh mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (970 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo