Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là căn cứ pháp lý cho hoạt động hợp pháp của tổ chức này. Hiện nay, có 07 trường hợp quy định tại Điều 56, Luật HTX 2012 về thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã làm hiệu lực của giấy chứng nhận không còn giá trị trên thực tế và việc thu hồi nhưng chủ thể vẫn sử dụng sẽ bị xử phạt hành chính bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã bị thu hồi? Và thù tục thu hồi được thực hiện như thế nào? Tất cả sẽ được Luật ACC giải đáp trong bài viết dưới đây với các nội dung chính được đề cập!
Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã có thể bị thu hồi
1. Căn cứ pháp lý về thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
- Luật Hợp tác xã năm 2012
- Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã
- Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã
- Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Luật hợp tác xã 2012-23/2012/QH13 . Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
2. Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
Theo quy định tại Điều 56, Luật Hợp tác xã 2012 thì Hợp tác xã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hợp tác xã bị giải thể, phá sản, bị hợp nhất, bị sáp nhập;
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không trung thực, không chính xác;
- Lợi dụng danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để hoạt động trái pháp luật;
- Hoạt động trong ngành, nghề mà pháp luật cấm;
- Hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký;
- Chuyển trụ sở chính sang địa phương khác với nơi đăng ký trong thời hạn 01 năm mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi hợp tác xã rơi vào 07 trường hợp được nhắc đến trên đây thì phải thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
3. Thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã năm 2021
Bước 1: Hợp tác xã tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện.
- Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể. Hội đồng giải thể bao gồm: đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra quyết định thành lập hội đồng giải thể phải thực hiện các công việc sau:
- Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể.
- Thông báo tới tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản, vốn của hợp tác xã.
- Tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.
Bước 2: Gửi hồ sơ giải thể hợp tác xã
Sau khi hoàn thành việc giải thể, hội đồng giải thể gửi 01 bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã tới Ủy ban nhân dân Quận, Huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính. Gồm:
- Thông báo về việc giải thể hợp tác xã (theo mẫu);
- Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã;
- Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã;
- Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của hợp tác xã;
- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp tác xã;
- Giấy xác nhận của cơ quan đăng ký hợp tác xã về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;
- Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.
- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đến làm thủ tục.
- Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập hợp tác xã, hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: cấp Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: hướng dẫn, giải thích để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả giải thể và thu hồi giấy chứng nhận
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện cấp Giấy xác nhận về việc giải thể của hợp tác xã và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện.
- Hợp tác xã phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi nhận giấy xác nhận về việc giải thể hợp tác xã và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC liên quan đến thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã một cách chi tiết nhất. Hiện nay, Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm về giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp tác xã sẽ đưa lại kết quả tốt nhất cho quý khách hàng. Khi cần, liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận