Cân đối ngân sách nhà nước là gì? Khái niệm, đặc điểm.

 Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về thu cân đối ngân sách địa phương là gì qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ngân sách địa phương là gì?

Ngân sách địa phương là một phạm trù kinh tế gắn với thu nhập và chi tiêu của chính quyền địa phương. Ngân sách địa phương là nguồn lực để chính quyền địa phương thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và chi phối, điều chỉnh các hoạt động khác của xã hội, cùng với NSTW góp phần phát triển kinh tế của cả nước.

Theo quy định  tại khoản 13 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015, Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Bản chất của Ngân sách địa phương là các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương, giữa chính quyền địa phương với các chủ thể khác như tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước và các cấp chính quyền địa phương với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSĐP.

2. Cân đối ngân sách là gì?

Cân đối ngân sách là tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách tính cho năm ngân sách. Nếu tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách gọi là thặng dư ngân sách và ngược lại nếu tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách gọi là thâm hụt ngân sách hay bội chi ngân sách. Hiện tượng bội chi ngân sách thường xảy ra với hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam.

Tại Việt Nam theo tinh thần của Luật ngân sách, cân đối ngân sách thực hiện theo nguyên tắc:

– Tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư phát triển.

Trường hợp ngân sách Nhà nước có bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách.

Vay để bù đắp bội chi ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc: không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển và phải có kế hoạch thu hồi vốn vay đảm bảo cân đối ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.

– Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc: Tổng số chi không được vượt quá số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh mà vượt quá khả năng cân đối ngân sách cấp tỉnh thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả nợ khi đến hạn.

Vay trong nước được thực hiện dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ (đối với ngân sách trung ương) hoặc trái phiếu công trình (đối với ngân sách địa phương), mức và thời điểm phát hành trái phiếu do Bộ Tài chính quyết định. Các khoản vay nợ để xử lý bội chỉ được đưa vào cân đối ngân sách, là khoản thu của ngân sách các cấp.

Thu Cân đối Ngân Sách địa Phương Là GìThu cân đối ngân sách địa phương là gì

3. Thu ngân sách địa phương

Dưới đây là những đặc điểm của thu ngân sách địa phương:

  • Thu ngân sách địa phương thể hiện quyền lực chính trị của các cơ quan nhà nước tại địa phương.

Phần lớn các khoản thu mang tính bắt buộc và chính quyền địa phương không có trách nhiệm phải hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.

  • Thu ngân sách địa phương gắn chặt với thực trạng kinh tế của địa phương.

Kinh tế là điều kiện căn bản, là tiền đề quyết định tới thu NS. Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSĐP là từ giá trị sản phẩm thặng dư của xã hội và được hình thành chủ yếu qua quá trình phân phối lại mà trong đó thuế là hình thức thu phổ biến. Khi nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng, nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường,…do vậy nguồn thu lớn nhất là từ thuế vào NSĐP cũng gia tăng và ngược lại.

  • Thu ngân sách địa phương bao gồm nhiều khoản thu nhưng chủ yếu là từ thuế, phí và lệ phí. Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc (cưỡng chế). Cùng với sự phát triển của xã hội, thuế không chỉ là công cụ để huy động nguồn tài chính cho nhà nước mà còn là công cụ để nhà nước điều tiết, phân phối lại thu thập, điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Văn bản pháp lý cao nhất về thuế là các Luật thuế do Quốc hội ban hành và các cơ quan hành pháp có thẩm quyền sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, cấp địa phương tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách thuế.

4. Xác định khung cân đối ngân sách địa phương

Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 8 Nghị định 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm, xác định khung cân đối ngân sách địa phương, bao gồm:

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu cân đối ngân sách địa phương, gồm tổng thu; số thu và cơ cấu theo thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu; các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách địa phương;

Chi ngân sách địa phương, gồm: Tổng chi; số chi và cơ cấu theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi; các yếu tố tác động đến chi ngân sách địa phương và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách địa phương;

Cân đối ngân sách địa phương: Bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương; tổng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương; các giải pháp để đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách địa phương.

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước hiện hành

5. Câu hỏi thường gặp

Vai trò của Ngân sách địa phương là gì?

Chính quyền địa phương sử dụng Ngân sách địa phương trước hết là để duy trì bộ máy của chính quyền địa phương, để thực hiện các nhiệm vụ được giao phó. Ngân sách địa phương có những vai trò sau:

  • Duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương
  • Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền địa phương
  • Tác động tới sự ổn định và phát triển bền vững của tài chính quốc gia

Nguồn thu của ngân sách địa phương như thế nào?

  • Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, cụ thể tại khoản 1 Điều 37 Luật Ngân sách nhà nước
  • Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật ngân sách nhà nước 2015.
  • Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
  • Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.

Các nhân tố nào ảnh hưởng tới thu ngân sách địa phương?

Thu ngân sách địa phương chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan, nhưng chủ yếu là các nhân tố như: chính sách pháp luật về thu và phân cấp quản lý thu NS; tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên; tỷ suất lợi nhuận; mức độ trang trải các khoản chi phí của chính quyền địa phương; thu nhập GDP bình quân đầu người; tổ chức bộ máy thu; trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên trong bộ máy thu; đối tượng nộp; kiểm tra, giám sát và chế tài xử phạt.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về thu cân đối ngân sách địa phương là gì. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo