Hiện nay, một phần do nhu cầu chi tiêu, hoặc nhu cầu phát triển kinh tế. Việc vay nợ tín dụng diễn ra rất phổ biến. Người cho vay không chỉ là các tổ chức tín dụng, mà còn có các cá nhân. Người cho vay bị ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp; khi bên vay không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ trả nợ. Không thanh toán nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng là một dạng tranh chấp hợp đồng. Trong những trường hợp này, người cho vay có thể khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đọc Thời hiệu khởi kiện đòi nợ gốc và lãi cập nhật mới nhất.
Thời hiệu khởi kiện đòi nợ gốc và lãi cập nhật mới nhất
1. Thời hiệu khởi kiện đòi nợ gốc và lãi cập nhật mới nhất
Theo quy định; Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng; và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (theo quy định tại Điều 463 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Khi đó, bên cho vay và bên vay cũng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ có trong hợp đồng. Nếu như bên vay không trả tiền thì đồng nghĩa với việc vi phạm hợp đồng đã ký kết. Trường nợp bên vay không trả tiền theo hợp đồng; bên cho vay tiền sẽ khởi kiện ra Tòa án.
Thời hiệu khởi kiện là quy định rất quan trọng và cần phải nắm rõ trong tố tụng dân sự để khởi kiện vụ án dân sự. Việc xác định thời hiệu được Bộ luật dân sự quy định khá rõ ràng đối với các trường hợp, vụ án cụ thể.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau:
“Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Theo đó đối với trường hợp khởi kiện đòi nợ chẳng hạn, thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ và các bên không có thỏa thuận gia hạn thời hạn cho vay. Kể từ thời điểm bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bên vay được cho là có quyền, lợi ích bị xâm phạm và được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp đã đến thời hạn phải trả nợ nhưng bạn chưa thanh toán theo đúng thỏa thuận thì Tòa án có thể buộc bạn phải thanh toán nợ, lãi và bồi thường thiệt hại.
- Về việc trả nợ gốc và lãi:
Khi bạn không có khả năng trả ngay nợ lãi cho ngân hàng thì bạn có thể xin gia hạn thời hạn chậm trả nhưng phải được phía ngân hàng đồng ý. Nếu quá thời hạn gia hạn này mà bạn vẫn không trả được số nợ của mình thì ngoài việc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc bạn còn trả một khoản lãi theo quy định của pháp luật.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
... 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác"
2. Hết thời hiệu khởi kiện vay tài sản có đòi được tiền không?
Theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Dân sự năm 2015:
“Điều 157: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.
2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.“
Như vậy, tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể. Nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 157 Bộ Luật Dân sự 2015; thì dù đã hết thời hiệu nhưng vẫn được bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện; bên cho vay vẫn có quyền khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền để đòi lại tài sản cho vay.
Tuy nhiên, đối với trường hợp tranh chấp về hợp đồng vay tài sản; sẽ được tính vào trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Bởi việc đòi lại tài sản đã cho vay thuộc về yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản; theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
“Điều 155: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu; trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.“
Về nguyên tắc, quyền sở hữu tài sản của cá nhân và pháp nhân là quyển tuyệt đối. Không ai có thể tước quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân trừ trường hợp luật có quy định khác; Cho nên nếu quyền sở hữu bị xâm phạm như trộm cắp, lừa đảo, chiếm hữu bất hợp pháp… ; thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Trong trường hợp bên vay không trả lại tài sản theo đúng thỏa thuận; thì được coi như là đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của bên cho vay.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thời hiệu khởi kiện đòi nợ gốc và lãi cập nhật mới nhất 2022. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận